Bê và Bò

( Thơ thiếu nhi )

Một hôm nắng đẹp trời quang
Bê con lững thững đi ngang anh Bò
Làm quen tỏ ý thăm dò :
- Sao anh phí sức cày cho mọi người?

Bò nghe hỏi thế buồn cười
Lộ hàm răng trắng nhếch môi mà rằng :
- Chú em đừng có nói xằng
Giúp người cày ruộng để tăng thóc vàng .

Rơm khô đậu lạc khoai lang
Người ăn củ quả bò mang thân cành
Về nhà nhai suốt năm canh
Giúp người thì ít phần anh thì nhiều...

Bê nghe suy nghĩ bao điều
Anh bò nói đúng,... làm theo sau này...

Giỗ Mẹ

Giỗ mẹ đã mấy chục lần

Mẹ tôi và cháu nội (1974 )
hôm nay con nhớ đến tuần thắp hương
nhang thơm bảng lảng bên tường
khói mây quấn quýt quanh gương ảnh thờ .

Xôi gà mẹ vẫn hằng mơ
mâm cơm cúng mẹ đơn sơ mẹ à
cơm canh thịt cá - hoa quà
như thời của mẹ đã qua tảo tần ...

 Con thưa với mẹ một lần :
 rằng anh con, em con đã dành phần ra đi (1 ) !
hai tuần rồi có khác chi
ngày xưa vắng mẹ nay thì anh em ?!...

Chung nhau cùng khúc ruột mềm
vắng em thiếu mẹ nỗi niềm đắng cay !
suối vàng mẹ đấy có hay
đón anh em, để bõ ngày xa con !

Mong cho trời đất vuông tròn
cam lai con hưởng, mỏi mòn con mang...

Hà Nội 17/11/2013 ( 15/10/năm Quý tỵ ) 
(1) Anh mất vì tuổi cao bệnh tật.
 Em mất vì TNGT cách nhau 1 ngày


Bình thơ



  Huỳnh Xuân Sơn với cảm nhận bài thơ “Vượt Đèo Nai” của tác giả Nguyễn Quang Huệ

        Ai đã từng ngồi trên những chiếc xe khách lao vun vút trên quốc lộ, rồi leo đèo, đổ đèo đặc biệt là những cung đường lên tây bắc hùng vĩ với những con đèo như đèo Ô Quy Hồ trên dãy Hoàng Liên Sơn nối Sơn La với Lai Châu, hay là đèo Pha-Đin nối Sơn La với Điện Biên, hoặc đèo Khau Phạ thuộc Yên Bái. Nếu bạn chưa có dịp lên Tây Bắc xa xôi ấy thì những con đèo trên Quốc Lộ 1 như đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông… ( thời chưa có hầm )  rồi đèo Ngoạn Mục lên Đà Lạt từ Phan Rang, đèo Khánh Lê từ Nha Trang lên Đà Lạt. Trên những chuyến xe  thuộc diện “Những chuyến xe bão táp” mới thấy thực sự sợ hãi…
       Và nếu bạn chưa có dịp trải nghiệm thì hôm nay, ngay lúc này, bạn cùng tôi đến với bài thơ “Vượt Đèo Nai” ( đèo thuộc tỉnh Tuyên Quang ) của tác giả Nguyễn Quang Huệ. Thú thật là tôi đã sợ thật sự. Dẫu tôi đã đi qua rất nhiều con đèo lớn nhỏ bằng nhiều loại xe.
“Một bên dốc đá cao vời
Một bên vực thẳm in trời sông Gâm
Lưng chừng đá đổ ầm ầm
Đường gập lại tiếp chồng mâm trên đèo”...
        Tác giả đi lên Tuyên Quang vì công việc riêng, hay du lịch ông không nói rõ. Nhưng hai bên “Đường lên Tây Bắc xa xôi ấy” phong cảnh đẹp lắm, núi non trùng trùng điệp điệp, mây giăng giăng huyền ảo, núi đá cao vời vợi, nhưng không thấy ông giới thiệu.
         Có lẽ vì cảm giác bất an khi ngồi trên xe mà ông không phải người cầm lái và có lẽ ông cũng ít đi trên những cung đường hiểm trở như thế này. Ông tả con đèo “Một bên dốc đá cao vời” thì chưa gây chú ý nhiều. Nhưng “Một bên vực thẳm in trời Sông Gâm” rồi bồi thêm cú “Lưng chừng đá đổ ầm ầm” rồi khi qua những khúc cua tay áo( Cua cánh trỏ) thì được ông diễn tả khúc cua ngoặt đến nỗi ngồi trên xe ông có  cảm giác là “đường gập lại” và nhìn xuống vách núi phía dưới những đoạn đường ngoằn ngoèo như “Chồng mâm trên đèo”. Thật sự là bất cứ ai từng trải qua cảm giác này thì chả còn hồn vía nào mà ngắm “Dải tóc màu diệp lục” của Sông Gâm đang uốn lượn dưới chân những dãy núi kia nữa.
      Khổ đầu bài thơ ông đã rất thành công khi diễn tả nỗi bất an và miêu tả cung đường đèo nguy hiểm ấy. Ta đi tiếp cùng ông lên Đèo Nai:
                    “Qua truông chút nắng buổi chiều
Mong sao không gặp những điều hiểm nguy
Đỉnh đèo mới nửa chuyến đi
Lần tìm xuống núi mấy khi nhẹ lòng” !?...
       Vâng! Đúng rồi đấy . Ai cũng vậy, gặp cảm giác bất an ta thường cầu mong mình và bạn đồng hành bình an. Huống chi ông giờ được ví như “Chút nắng buổi chiều” và đã qua rất nhiều truông rồi chứ không chỉ là qua một truông thôi đâu . Một ẩn dụ rất thật, rất tình người trong câu thơ này. Nhưng chưa hết bởi “Đỉnh đèo mới nửa chuyến đi”, mà đã như vậy thì: “Lần tìm xuống núi…” làm sao mà thoát khỏi cảm giác bất an được ? Ta cùng ông bắt đầu đổ đèo với cảm giác: “Mấy khi nhẹ lòng” của ông và nỗi bồn chồn trong lòng:
                     “Bánh xe bám chặt đường vòng
Vực sâu hun hút cách cùng bước chân
Vượt qua những phút khó khăn
Cuối chân dốc đứng… một lần bất an” .
        Hai câu đầu là hai câu thơ rất hay. Bánh xe là thứ vô tri vô giác mà cũng phải bám chặt đường vòng vì sợ đường quá chật chỉ quá một bước chân là lăn xuống vực sâu hun hút . Người lái xe thận trọng thật không thừa . Xe đi nhanh thì nguy hiểm vì đường dốc lại quanh co, xe đi chậm cũng không được vì sợ tụt xuống núi, chỉ có cách đi vừa phải là giữ được tốc độ hợp lý để “bánh xe bám chặt đường vòng”. Tác giả thật tài tình khi khổ thơ thứ ba được miêu tả sự khó khăn trên Đèo Nai: Lấy cái “Bánh xe bám chặt đường vòng” để thay cho sự cẩn trọng của người lái và cả đoàn. Đổ Đèo Nai hay bất kỳ đèo nào cũng vậy, con đường ngoằn ngoèo trước mặt với những khúc quanh gấp khúc đã đủ lo sợ rồi, huống chi ở đây lại “Vực sâu hun hút” so với mặt đường lại có khoảng cách chỉ đo được bằng “Bước chân”. Quả thật là ông đang trải qua những “Phút khó khăn” thật sự. Vượt qua được nỗi sợ mơ hồ ấy thì lại: “Cuối chân dốc đứng… một lần bất an” chuyện gì bất an nữa đến với ông khi mà xe đã đến “cuối chân dốc” nghĩa là nỗi sợ một bên vách đá chỉ cách mặt đường với một bước chân là vực sâu thì chuyện gì mà phải đứng lại? “Lưng chừng đá đổ ầm ầm” trên núi xuống? hay một chiếc xe ngược chiều chạy ẩu? hoặc vài đứa trẻ người bản địa mải chơi chạy ngang đường?
         Dù sao thì ông cũng đã tới đoạn kết
                    “ Thở phào nhẹ những lo toan
Vượt đèo mong được an toàn qua đây”...
       Vậy là tác giả đã “Vượt Đèo Nai” thành công và quan trọng nhất là dù có “Một lần bất an” thực sự thì ông cũng đã vượt qua cảm giác bất an mơ hồ để mà “Thở phào nhẹ những lo toan”. Sau khi ông đã bình an thì tới câu kết ông thể hiện tính nhân văn, nhân hậu khi ông viết “Vượt đèo mong được an toàn qua đây...”.
       Vâng ông mong, bạn mong và tôi cũng mong ai cũng được an toàn khi qua những cung đường hiểm trở ấy. Thật khó nhưng ta hãy cầu mong và cầu an để mỗi chuyến xe lăn bánh hàng ngày trên đường dù là đường đèo dốc hiểm trở hay đường bằng phẳng trên đại lộ hay đường cao tốc đều về bến với hai chữ an toàn , trọn vẹn .
       Cám ơn Nhà thơ Nguyễn Quang Huệ và bài thơ “Vượt Đèo Nai” đã cho tôi có cảm xúc để đồng hành cùng ông một chuyến vượt đèo trong thơ.
       Mong rằng bạn đọc và tác giả bỏ qua cho tôi nếu có gì không phải, bởi những cảm nhận này xuất phát từ một phía cá nhân tôi sau khi đọc bài thơ hay của ông…
        Và đây là bài thơ ấy:
                       Vượt Đèo Nai 
Một bên dốc đá cao vời
Một bên vực thẳm in trời sông Gâm
Lưng chừng đá đổ ầm ầm
Đường gập lại tiếp chồng mâm trên đèo...

Qua truông chút nắng buổi chiều
Mong sao không gặp những điều hiểm nguy !
Đỉnh đèo mới nửa chuyến đi
Lần tìm xuống núi mấy khi nhẹ lòng .

Bánh xe bám chặt đường vòng
Suối sâu hun hút cách cùng bước chân
Vượt qua những phút khó khăn
Cuối chân dốc đứng một lần bất an .

Thở phào nhẹ những lo toan
Vượt đèo mong được an toàn qua đây...

Tác giả : Nhà thơ Nguyễn Quang Huệ
Sài Gòn 6/11/2013
Nhà văn - Huỳnh Xuân Sơn

Lời mời của chim sâu

( Thơ thiếu nhi )

Ra vườn ngắm quả khế "Vua" (1)
chim sâu vội hỏi ông vừa đi đâu ?
lâu rồi chẳng thấy bắt sâu
cháu thay ông, đã bắt đầu ra tay...

Biết bao quả trĩu trên cây
mỡ màng óng mượt hôm nay chín vàng
nhờ ông hái giúp bỏ sàng
đưa vào bà gọt khế càng ngon hơn...


(1) Quả khế to và ngọt nhất

lăng mộ đá toyota thanh hóa