Tâm sự ba chú chép vàng


Hàng năm tháng chạp đúng 23
Ông Táo ông Công với một bà
Chuẩn bị lên trời Ngọc Hoàng gọi
Làm cá chép mình cũng vậy la (vạ lây).

Các Táo về trời cũng muốn sang
Xe hơi xe ngựa chẳng đặt hàng
Dẫu rằng phong tục không bỏ được
Nhưng sao cứ phải cá chép vàng?

Hăm ba mai mốt đã đến rồi
Khốn khổ cho nhà cá chép tôi
Chép vàng non nớt lên đầu bảng
Cả chục tấn hàng có phải chơi!

Các vị mang về có biết không?
Chép con đau thắt quặn trong lòng
Bỏ đói mấy ngày toàn uống nước
Giam hãm bỏ tù túi ni lông!

Cúng xong cá chép chẳng ai lo
Vứt xuống nước rồi biết chi mô
Sống chết mặc bay nào ai biết
Qua đêm cá chết đỏ mặt hồ!

Vừa hôi vừa bẩn vừa lãng phí
Ô nhiễm lan ra khắp cả vùng
Vớt cá lìa đời ai lo liệu?
Hay là cứ vậy để sống chung?

Ước gì thân phận được đổi thay
Cá vàng in giấy thật là hay
Cả họ nhà em chào trăm lạy
Thoát khỏi chết oan như mọi ngày...

Thơ Đặng Vương Hưng




KHI EM... THÊM MỘT LẦN CHỒNG

“Tại sao không phải là "lại lên xe hoa", "lại lấy chồng"... mà là "Thêm một lần chồng"? Chữ dùng thật đắt và không thể tìm ra một cụm từ đồng nghĩa nào hay hơn để thay thế!
"Thêm" nghĩa là đã từng có rồi, và "thêm" cũng có nghĩa là chưa chắc đã phải lần cuối cùng. Có bao nhiêu người đàn ông đã bước qua cuộc đời người phụ nữ ấy?
Nhưng dường như hạnh phúc vẫn quá xa vời. Bởi "thêm một lần" nữa cũng giống như lại thêm một sự "dang dở, dại khờ, hư không" mà thôi.
Bởi vậy, bài thơ kết thúc thật đẹp mà cũng thật buồn: Ngập ngừng mây trắng trên đồng lại bay..." – Lời giới thiệu của Lê Đình Thắng.


Thế là cây trúc còn xinh
Như ngày xưa ấy
Chúng mình
Mới yêu

Thế là mong nhớ bao nhiêu
Ta mang đánh đổi
Những chiều...
Ngẩn ngơ

Thế là thêm một tứ thơ
Tình tang, dang dở
Dại khờ
Hư không...

Khi em... thêm một lần chồng
Ngập ngừng mây trắng
Trên đồng
Lại bay...

Tháng 5-2000
Đặng Vương Hưng
_________________

LỜI BÌNH CỦA BẠN THƠ:

“Tứ thơ chênh vênh giữa cái còn và cái mất. Khổ cuối viết hay và nhuyễn về một dạng thức tâm hồn. Phảng phất ca dao và Nguyễn Bính, nhưng cách diễn đạt lại mang ấn tượng của Đặng Vương Hưng những năm cuối cùng của thế kỷ hai mươi .”
(Nguyễn Trọng Hoàn)
"Tình tang - dang dở - dại khờ - hư không. Đúng là khờ thật! Hạnh phúc đã trong tầm tay lại còn để tuột mất, rồi ngẩn ngơ tiếc nuối.
Như cánh chim trời đã bay đi, không trở lại. Tình yêu cũng vậy, cứ ngập ngừng do dự mãi, sẽ chẳng bao giờ đến được...”
(Hoài Hương)
“Trong chúng ta, ai mà chẳng có lần đánh mất một điều gì đấy thiêng liêng mà vĩnh viễn không tìm lại được...
Dù "Khi em thêm một lần chồng", Đặng Vương Hưng lại có thêm một tứ thơ mới, nhưng làdang dở, dại khờ, hư không... Có như vậy cũng chỉ là phù du, phù vân.
Ta bỗng ước mong sao cứ mãi "Như ngày xưa ấy / Chúng mình / Mới yêu"... Cuộc đời sẽ đẹp đẽ và thiêng liêng biết nhường nào!”
(Trần Nhật Thu)
“Ngỡ rằng lá trúc thôi bay / Hóa ra dang dở đong đầy hư không / Để ai thêm một lần chồng / Câu thơ nghẹn lại, trổ bông trắng trời”.
(Nguyễn Đình Trọng)

Bâng quơ



Áo ngoài cởi quách cho đỡ nóng

Chỉ để bên trong cái hững hờ

Nếu có yêu nhau xin gửi lại

Cầm lòng - níu giữ chút bâng quơ.

lăng mộ đá toyota thanh hóa