Thưa bạn đọc.
Trong phóng sự của kênh truyền hình VOV (Đài Tiếng Nói VN) tại quê hương, xã Diễn Hạnh, Diễn
Châu, Nghệ An ngày 5/5/2016, tôi đã trao đổi mấy câu hỏi như sau:
Châu, Nghệ An ngày 5/5/2016, tôi đã trao đổi mấy câu hỏi như sau:
1- Người ta thường nói sinh quán đối với một
nhà thơ, nhà văn rất quan trọng?
Điều này rất đúng vì
cảm nhận mọi cảm xúc từ tuổi ấu thơ những nét văn hóa truyền thống của quê
hương, ăn sâu bám rễ mãi để sau đó trào dâng thành những câu thơ, bài văn hay.
Tuy nhiên cũng tùy độ nhạy cảm từng người trong môi trường ấy. Có người vận
dụng được, thể hiện được. Có người lại không và để nó trôi qua đi mãi một cách đáng tiếc…
2- Là
một KS được tham gia XD nhiều công trình quan trọng của đất nước, chắc ông có nhiều kỷ niệm đẹp? - Trước hết tôi cùng một số bạn bè khác được phân
công tham gia XD các công trình này là vinh dự lớn lao của chúng tôi, bản
thân tôi phải cố gắng để xứng đáng với sự tin cậy đó của Bộ XD, nhất là giai
đoạn thi công Lăng Bác 1973-1975.
- Khi nhà khách Chính phủ sắp hoàn thành,
được tiếp Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đến kiểm tra và căn dặn một số điều. Tôi còn giữ tấm ảnh Thủ Tướng nói chuyện với các KS quản lý, chỉ huy công trình ấy.
- Năm 1980 Phó Thủ Tướng - Bộ trưởng Đồng Sĩ Nguyên điều
động tôi biệt phái ba năm đi XD công trình N/M điện Phả Lại, đã được ông tạo điều
kiện cho vợ tôi đang công tác ở Ty Y Tế Thanh Hóa ra làm việc tại trạm
xá công trường. Vậy là chung tôi cùng làm tại một cơ quan, không xa cách, khó khăn đi lại như
trước đây.
3- Tập thơ Chợ quê được NXB Văn Học cấp phép
xuất bản, có 7 bài được chọn in trong tập CHÂN DUNG TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM VĂN HỌC. Đó là kết quả của sự cố gắng không ngừng trong sáng tác của tôi. Trong chợ
quê bao trùm lên cả là tình cảm giữa con người và con người ở một vùng quê
nghèo, nhưng đối với nhau còn hơn chí cốt. Chính điều này đã làm nên tình cảm
quê hương sâu nặng và vô cùng nhân ái:
Bài thơ CHỢ
QUÊ có nội dung tiêu biểu như vậy:
Chợ
quê họp ở cuối làng / Bên dòng sông nhỏ bên đàng liên thôn/ Rổ rau mẹt cá mớ
tôm/ Đôi ba hàng thịt, dăm con lợn gà/ Vài ba chục trứng bày ra/ Trước là gặp
bạn sau là đổi trao/… Tiền nhiều mặc những đâu đâu/ Chợ quê góp nhặt lá trầu
quả cau/ Cảnh quê nghèo túng có nhau/ Không đi nhớ bạn nhớ bầu lại đi/… Chợ về
cũng chẳng thiếu gì/ Dăm quả ổi, ít hồng bì thị na/ Quà quê bánh đúc bánh đa/
Tuy đơn giản – vẫn đậm đà tình quê…
4- Đọc những sáng tác của ông, người ta luôn cảm
thấy được đâu đó cảm xúc rất chân thực, mộc mạc,dễ đồng cảm. Vậy ông thường
lấy cảm hứng từ đâu cho những sáng tác đó?
- Thơ tôi chân thực như con người tôi
vậy: giản dị, hiền lành, bao dung, tình cảm. Bạn bè, người thân sống với tôi
đều nói như vậy. Trong sáng tác tôi coi đó là hướng chủ đạo để đưa vào tác phẩm
của mình. Đề tài lấy từ thực tiễn cuộc sống, lời thơ giản dị , ít tu từ, dễ
hiểu, dễ đọc, dễ nhớ, phục vụ nhiều đối tượng bạn đọc kể cả các cháu thiếu nhi.
5- Tại sao một KSXD lại thích làm thơ và yêu
thơ ư? - Các công trình khi đang XD thì ngổn ngang đất đá, cát sỏi, gạch ngói, xi
măng và đầy bụi bặm, nhưng khi hoàn
thành thì chính nó lại là những bài thơ có khối lượng lớn, nhỏ khác nhau mà ai
cũng đo đếm được trong không gian. Đó chính là những tượng đài mà ta có thể
ngắm nhìn chiêm ngưỡng, làm ta thêm yêu cuộc sống. Tôi rất yêu nghề XD và thích
làm thơ là vậy.
-Riêng về thơ thiếu nhi tôi đã xuất bản 4
tập cũng xuất phát từ lòng yêu trẻ mà trực tiếp là các cháu trong nhà. Trong
sáng tác tôi để tâm quan sát hiện tượng lồng vào xây dựng nhân vật bằng con ong
cái kiến, những vật dụng gắn bó với cuộc sống thường nhật v/v… nên hấp dẫn các
cháu: Bài thơ TRÂU BÒ GIÚP NHAU là
một thí dụ:
Cháu
bò cày ruộng về qua/ Nhẹ nhàng mở cổng thăm nhà ông trâu/ Mấy hôm chẳng thấy ông đâu/ Ruộng sâu đành để giãi dầu
tháng sau/ Cháu còn cày mấy ruộng rau/ Đỗ ngô khoai lạc việc đầu cháu lo/ Ruộng
sâu rất khó cho bò/ Nên đành chờ đợi ông lo việc này…/
- Hôm rồi tôi chẳng gặp may/ Dẵm gai nên khổ, chân này sưng đau/ Ngồi nhà nhưng vẫn lo âu/ Ai người cày giúp ruộng sâu sau chùa…/ - Thôi ông ạ việc bây giờ/ Thuốc thang chân khỏi qua cơ là mừng/ Ngày mai cháu cố xem chừng/ giúp ông mấy buổi cạnh bưng sau nhà…/ - Được rồi cháu cứ lại qua/ Vài ngày nữa tôi sẽ ra khỏi cần/ Đừng nên nghĩ ngợi phân vân/ Khỏi chân tôi lại làm thân trâu cày…
- Hôm rồi tôi chẳng gặp may/ Dẵm gai nên khổ, chân này sưng đau/ Ngồi nhà nhưng vẫn lo âu/ Ai người cày giúp ruộng sâu sau chùa…/ - Thôi ông ạ việc bây giờ/ Thuốc thang chân khỏi qua cơ là mừng/ Ngày mai cháu cố xem chừng/ giúp ông mấy buổi cạnh bưng sau nhà…/ - Được rồi cháu cứ lại qua/ Vài ngày nữa tôi sẽ ra khỏi cần/ Đừng nên nghĩ ngợi phân vân/ Khỏi chân tôi lại làm thân trâu cày…
Hay bài KIẾN CHUYỂN NHÀ dưới đây:
Nghe
đài báo lụt đến nơi/ Họ hàng nhà kiến kịp thời chuyển quân/ Tránh nơi ẩm ướt
bao lần/ Tìm nơi cao ráo định phần dài lâu…/Kiến to kiến nhỏ bảo nhau/ Mang
theo bao thứ nhu cầu cần ngay/ Kiến thợ khỏe mạnh chân tay/ Chuyển sâu ra khỏi
chỗ này mang đi/ Kiến con gạo thóc khoai mỳ/ Kiến vàng văn nghệ duy trì như
xưa/ Kiến đen cơm nước cho vừa/ Kiến cánh đặc trách che mưa kho hàng/ Chăm lo
bảo vệ chu toàn/ Ai vào việc ấy sẵn sàng cho xong…/ Kiến lửa cảnh sát đặc công/
Chấp hành đúng luật giao thông ban hành/ Kiến gió mắc điện cho nhanh/ Cùng
internet chung quanh tổ mình…/ Đến nơi mọi việc tốt lành/ Kiến chúa quyết định
vinh danh anh hùng…
6- Ông hãy chia sẻ những bài thơ tâm huyết
của mình?
Tôi xin đọc bài thứ nhất: EM VỀ
THĂM QUÊ:
Nhớ
ngày mình mới yêu nhau/ Em thăm quê đáp lại bao lần mời/ Lên tàu tưởng sẽ xa
xôi/ Dăm miếng trầu vỏ qua môi đến nhà/ Em về vui nhất mẹ cha/ Mong con sớm đón
nhành hoa về cùng…/ Em ngồi dần gạo mẹ trông/ Bàn tay mềm mại như trong Truyện
Kiều/ Mẹ khen Cô Tấm rất nhiều/ Học cao làm giỏi hơn điều mẹ mong/ Cả nhà ta
rất vui lòng/ Mong con sớm cưới ngay trong xuân này…
Bài thứ hai: MỘT LÒNG BÊN ANH
Em
muốn làm dòng sông/ Cho thuyền anh xuôi ngược/ Nâng niu trên mỗi bước/ Những
bến bờ anh qua/ Em muốn là nhành hoa/ Tỏa hương thơm dìu dịu/ Khi mặt trời soi
chiếu/ Vào những buổi oi nồng/ Em muốn là thinh không/ Để lòng anh tĩnh lặng/
Vượt qua bao cay đắng/ Những bước chân xa vời…/ Nhưng không được anh ơi/ Bởi em
đâu là gió/ Đâu dòng sông ngọn cỏ/ Là hoa là thinh không?/… Nhưng thương anh
mặn nồng/ Như lòng em vẫn ước/ Dù anh không nhận được/ Vẫn một lòng bên anh…
Năm tôi 17 tuổi đang là h/s phổ thông,
cha mẹ dạm hỏi cô bạn gái cạnh nhà và ông bà đã chuẩn bị sẵn chum nếp để cưới
dâu. Nhưng tình yêu tuổi học trò mấy khi bền vững? Do đó, có duyên mà không có phận. Mấy năm sau mỗi người một ngả và em đã
sang sông, chum nếp vẫn đầy nguyên chờ đợi.Cái chum đó bây giờ là kỷ vật của ông bà để lại, nó cũng là vật kỷ niệm quý giá về mối tình đầu của tôi.
Tôi có bài thơ: CHUM NẾP
…Mấy
năm chum nếp vẫn đầy/ Chỉ chờ cánh thiếp tung bay gọi mời/ Nhà gần tình vẫn chơi vơi/ Có duyên không phận - nhận lời chia tay/ Công chum chờ đợi bao ngày / Xin
đừng trách mối tình này làm chi…
Bài thơ TIỄN NÀNG
Thế
là nàng đã sang sông/ Nàng đi lấy chồng tôi ở lại sau/ Ngậm ngùi chẳng trách
được nhau/ Nỗi buồn dấu kín chôn sâu vào lòng…/ Tình yêu như một đóa hồng/
Nhưng còn gai nhọn mà không trọn lời/ Còn lo những việc xa xôi/ Sợ không lấp được
đầy vơi cho nàng…/ Thế rồi nàng bước sang ngang / Thời gian đâu mãi giở dang
đợi chờ/ Thôi đừng trách cứ vu vơ/ Tiễn nàng bằng mấy vần thơ của mình…
Với các bà mẹ liệt sĩ tôi có bài: CON
HÃY VỀ VỚI MÁ
Đã
bao mùa lá rụng/ Sao con lại không về? / Lòng má càng tái tê/ Ngóng chờ con
từng phút/ Tuổi xanh con xếp bút/ Theo con đường ba đi/ Từ đất nước chia ly/ Nay
đã liền một giải/ Má mong chờ con mãi/ Sao con lại không về? / Ba đã trọn lời
thề/ Chỉ còn con hy vọng/ Hay con về báo mộng/ cho má một lần thôi/ Con đang ở
trên đồi/ Hay chơi vơi bờ suối? / Ở cây cao bóng núi/ Ở ngay giữa đồng bằng/ Giữa
thành phố huy hoàng/ Hay làng quê cuối hạ? / Nếu con về với má/ Hãy đi thẳng
vào nhà? Đừng dừng bước nữa mà/ Đừng đứng nhìn ngoài ngõ! / Nhà của ta ở đó/ Má
chỉ mong con về/ Bằng không má sẽ đi/ Tìm con về với má!...
7- Dự định sắp tới của tôi: Tôi đã sáng
tác 768 bài thơ. 7 tập đã xuất bản, tâp thứ 8
“BA BẬC THỀM NHÀ” đang gửi
bản thảo ở NXB Văn Học chờ duyệt và cấp phép. Tôi vẫn tiếp tục sáng tác nhưng
chủ yếu lo cho 2 tuyển tập. Một cho thiếu nhi, một cho các thể loại thơ khác. Hy vọng vài
năm tới sẽ hoàn thành để kịp ra mắt bạn bè và độc giả thân yêu trong một ngày
gần đây.
Đoàn làm phim chụp ảnh kỷ niệm với gia đình nhà thơ |