Kts. Vũ Đình Phàm
ĐT: 0988660339
CỐ TRẠCH
TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
Gió vẫn thổi từ cánh
đồng làng La
Nắng vẫn nắng vườn nhà
lung linh ngàn mắt nắng
Gió đầu
mùa se se tiếng thở dài thầm lặng
Nắng trong
vườn rực rỡ gánh hàng hoa…
Nhãn vào mùa trổ hoa soi
gương ao quyến rũ
Như mời chào đàn bướm trắng say hoa tìm nụ
Để hồn bướm mơ tiên nơi vườn cũ u hoài
Nào ai người hóa bướm,
biết bướm nào là ai..
Tiếng còi tàu sớm mai
rời sân ga bối rối
Những cuộc chia ly thời
nào mùa nào cũng vội
Sân ga lẻ loi trong ráng
đỏ chiều tà
Bóng giai
nhân nào đợi chờ năm tháng ngày qua…
Đời mưa
gió phong ba qua rồi anh phải sống
Xóm cầu
mới nay đâu còn bùn lầy nước đọng
Những ngày
vui, mẹ Lê sống khỏe tuổi xế chiều
Con đường
sáng, theo dòng đời hạnh phúc biết bao
nhiêu…
Thế rồi
một buổi chiều người đi xa trở lại
Đã hết lạnh lùng những mùa đông tê tái
Nửa chừng
xuân…sao lại nửa chừng xuân
Cả vườn xưa hoa bừng nở
đợi cố nhân…
Mấy lời
dẫn : Đất xưa của gia đình
họ Nguyễn Tường ở thị trấn Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương, sát kề ga xe lửa. Cảnh quan Cố trạch hiện nay
không còn nhiều, nhưng chỉ với một vườn nhãn ngoài 50 năm tuổi đã khép tán tạo
nên muôn ngàn con mắt nắng trên lớp dầy lá khô, nghe xào xạc gió thổi qua vườn;
với một vuông ao như một tấm gương phản chiếu bao chứng tích một thời…cũng đủ
đắm say lòng người yêu dòng văn chương Tự lực văn đoàn…
Hiện nay chủ nhân của
đất vườn thuộc về ông Nguyễn Đạm, người có tâm huyết với Cố trạch…luôn được
khách bốn phương cảm tạ mỗi lần ghé thăm…
Chú
thích : + Cánh đồng làng La, nơi
có phần mộ cụ Nguyễn Tường Nhu thân sinh của của các nhà văn Nguyễn Tường –
Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam…
+ Chữ đậm trong bài thơ
được lấy từ tên tác phẩm của nhóm Tự lực Văn đoàn :
- Nhất
Linh : Gánh hàng hoa (viết cùng Khái Hưng
1934), Đời mưa gió (viết cùng Khái Hưng 1934), Lạnh
lùng (1935-1936), Anh phải sống (viết cùng Khái Hưng 1932-1933), Bướm trắng
(1938-1939), Thế rồi một buổi chiều (1934-1937), Xóm cầu mới (!949-1957).
- Khái
Hưng : Hồn bướm mơ tiên (1933), Gánh hàng hoa
(viết cùng Nhất Linh 1934), Đời mưa gió (viết cùng Nhất Linh 1934), Anh phải sống (viết cùng Nhất
Linh 1932-1933), Nửa chừng xuân (1934), Bóng giai nhân(1946).
- Hoàng
Đạo : Con đường sáng (viết viết cùng Nhất Linh
-1940), Bùn lầy nước đọng (1940).
- Thế Lữ : Đợi chờ (1949).
- Thạch
Lam : Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn
(1938), Theo dòng (Theo giòng -1941).