Chân dung 100 nhân vật vì sự nghiệp phát triển
ASEAN
The portrait of 100 characters fo ASEAMs
development
( Bài viết của Hội đồng Biên tập đăng trên ấn phẩm cùng tên. Phiên bản tiếng Việt. Xuất bản năm 2021 )
Nhà thơ Nguyễn Quang Huệ sinh ngày 26 tháng
12 năm 1941 tại Diễn Hạnh, Diễn Châu, Nghệ An, trưởng thành từ mảnh đất đầy nắng
gió. Cuộc sống có thăng, trầm và khó khăn nhưng tất cả đều không khiến những
người con của vùng đất này chùn bước mà càng nỗ lực hơn nữa. Cậu bé Nguyễn
Quang Huệ khi ấy đã từng ngày hoàn thiện bản thân với ước mong trở thành một kỹ
sư được đóng góp và xây dựng đất nước. Tốt nghiệp đại học loại giỏi, với vai
trò là một kỹ sư thiết kế và xây dựng, ông đã đảm nhiệm nhiều vị trí như: kỹ sư
thiết kế tại Viện Thiết kế Dân dụng Bộ Xây dựng từ 1962 đến 1980. Cuối 1980 Bộ trưởng Đồng Sĩ Nguyên bổ nhiệm làm phó
Giám đốc xí nghiệp và biệt phái về công trường nhà máy Điện Phả Lại, sau đó là
Giám đốc Trung tâm Kinh tế Kỹ thuật Xây Dựng. Thời điểm từ 1988 đến hết năm
1990, ông được trao nhiệm vụ đi I-Raq hợp tác lao động và về Tổng công ty
VINACONEX làm Trưởng phòng Kế hoạch Kỹ thuật và Quản lý dự án VINACONEX 6. Đến
năm 2003 ông nghỉ hưu theo chế độ. Người kỹ sư ấy đã có những đóng góp quan trọng
cho những công trình lớn của nhà nước như:Xây Dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà khách Chính Phủ,
Trung Tâm báo chí Quốc tế, Học viện Hành chính Quốc gia, Nhà máy Nhiệt điện Phả
Lại…
Ông bén duyên với thơ ca từ khi còn ngồi
trên ghế giảng đường Đại học. Ông làm thơ để ghi lại những kỷ niệm, cảm xúc của
mình, thỏa mãn niềm đam mê. Tới khi nghỉ hưu, về với cuộc sống an nhàn của tuổi
già, ông đầu tư nhiều thời gian cho thơ ca. Gắn bó với thơ ca như một cơ duyên
không thể nào chối từ. Tâm hồn ấy, tâm tình ấy dần được biểu lộ từ trái tim đầy
xúc cảm. Thực tế ông tham gia sáng tác từ năm 1960, thế nhưng công việc bộn bề
khiến hoạt động sáng tác cũng gián đoạn, đến nay với một thành tựu thơ ca đáng
kể, ông đã trở thành một nhà thơ thực thụ với phong cách riêng và sáng tạo
riêng không hòa lẫn.
Nhưng thơ thì không tuổi, nhà thơ thì không
tuổi…
Nhà thơ Nguyễn Quang Huệ trẻ hơn nhiều so với
tuổi thực bởi tâm hồn ông yêu đời và thơ thì không tuổi, nhà thơ thì không
tuôi. Thơ của ông chủ đề đa dạng, thể loại
phong phú, tiêu biểu nhất là tình yêu đôi lứa. Ông đã tạo một nét riêng trong
thơ với cách dùng từ đơn giản, bình dị, không cầu kỳ sính chữ, người đọc dễ
dàng cảm nhận. Theo ông để có thơ hay cần có một trái tim nhạy cảm, đa tình.
Thơ là tình yêu, là con người, cuộc sống, hư cấu nhưng phải có chất liệu, nhà
thơ phải có nhiều trải nghiệm cuộc sống, đọc nhiều và viết nhiều. Trong thơ phải
có ba yếu tố cơ bản: Sức chuyển tải lớn, ẩn chứa trong thơ là gửi gắm, suy tư
trăn trở đối với người đọc; phải có tính nhạc tạo cảm xúc sâu lắng; có hoa khắc
họa hình ảnh, không gian ngữ cảnh, hình tượng…
Tình yêu đối với ông là một điều thiêng
liêng của cuộc sống, nếu tình yêu thiên nhiên cho cuộc sống thêm sắc mầu thì
tình yêu thương giữa con người là cái đem cho ta cảm giác thi vị đặc biệt. Bài
thơ trữ tình Ảnh cươi thể hiện sự
giản đơn, êm đềm và sự gắn bó trong tình yêu:
Đơn sơ một chiếc áo len
Sơ mi cổ bẻ mặt hiền ngây thơ
Mẹ sinh từ bấy đến giờ
Chung trong trời đất lớn như cây trồng.
Phấn son đâu chỉ ngượng ngùng
Tóc xoăn môi thắm em không mặn mà
Thé mà năm tháng trôi qua
Năm mươi mùa cưới vẫn ta với mình…
Để thấy dù ở độ tuổi nào, trong hoàn cảnh
nào, tình yêu giúp nhà thơ thăng hoa và trẻ lại. “Thơ Quang Huệ viết có tình”-
đã có người nhận xét như vậy khi đọc Một
lòng bên anh của ông:
Em muốn là dòng sông
Để thuyền anh xuôi ngược
Nâng niu trên mỗi bước
Những bến bờ anh qua.
Em muốn làm nhành hoa
Tỏa hương thơm dìu dịu
Khi mặt trời soi chiếu
Vào những buổi oi nồng.
Em muốn là thinh không
Để lòng anh tĩnh lặng
Vượt qua bao cay đắng
Những bước chân xa vời.
Nhưng không được an ơi
Bởi em đâu là gió?
Đâu dòng sông ngọn cỏ
Là hoa, là thinh không?
Nhưng thương anh mặn nồng
Như lòng em vẫn ước
Dù anh không nhận được
Vẫn một lòng bên anh…
Hay sự hờn ghen đáng yêu trong tình yêu đôi
lứa mà ông viết trong bài:
Khất
nợ hoa hồng
Em gửi tặng mấy bông hồng Đà Lạt
Cánh mỏng mềm ngào ngạt hương bay
Anh thầm ghen với những cánh hoa này
Đã được em nâng niu bên khóe miệng.
Bao ấp ủ trong tình yêu thương mến
Vẫn xa vời như cách núi cách sông
Vẫn ước ao như những cánh hồng
Mong có dịp ôm vào lòng hoa ấy.
Làn môi thơm rủ tình yêu thức dậy
Gió vi vu không đổi hướng xoay chiều
Cứ cầm lòng trong thổn thức thương yêu
Thôi em nhé hẹn gặp nhau lần khác…
Tình yêu khiến người ta khao khát những thứ dung dị bình thường nhất
từ đối phương mà đôi khi chính chủ thể trữ tình cũng không hiểu nổi mình, khắc
họa nên sự ngờ nghệch nhưng đáng yêu của tình yêu đôi lứa.
Và những vần thơ về quê
hương, cuộc sống
Nhà thơ Nguyễn Quang Huệ trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc đời.
Ông sống xa quê hương và vì vậy đối với quê hương ông có những cảm xúc riêng biệt,
có khi là nhớ, có khi là thương. Vì thế những sáng tác của ông không thể thiếu
chủ đề này. Hình ảnh quê hương của ông hiện lên thật yên bình trong phiên Chợ quê
Chợ quê họp ở đầu làng
Bên dòng sông nhỏ, bên đàng liên thôn
Rổ rau mẹt cá mớ tôm
Đôi ba hàng thịt dăm con lợn gà
Vài ba chục trứng bày ra
Trước là gặp bạn sau là đổi trao.
Tiền nhiều mặc những đâu đâu
Chợ quê góp nhặt lá trầu quả cau
Cảnh quê nghèo túng có nhau
Không đi nhớ bạn nhớ bầu lại di
Chợ tan hàng chẳng còn gì
Tình thêm mấy đoạn chờ kỳ họp sau…
Giọng thơ trầm ấm nhẹ nhàng như một lời tâm
sự đã cho chúng ta thấy được tình cảm của tác giả đối với quê hương mình. Hình ảnh
phiên chợ quê thật giản dị và đơn sơ làm
sao. Những hình ảnh ấy lại khiến trái tim ông rạo rực về những thời xưa cũ.
“Trong Xa lũy tre làng” ông bày tỏ nỗi lòng xa quê hương, chàng trai năm ấy ra
Thủ Đô lập nghiệp, thực hiện mong ước xây dựng đất nước nay gửi vào thơ nỗi nhớ
nhung của mình:
Xa lũy tre làng
Ra đi từ lũy tre làng
Trai quê lên phố đa mang cuốc cày
Từ ngày xa ruộng đến nay
Tay chai đã lặn để thay bút cầm
Sáo diều xa vắng bao năm
Bờ xôi ruộng mật đã nằm vào tranh
Tưởng quê là mảnh đất lành
Ai ngờ lên phố ẩn danh cả đời…
Đó chính là nỗi nhớ luôn thường trực của một
người con xa quê luôn nhớ đến quê hương của mình với những hình ảnh biểu tượng:lũy
tre làng, cuốc cày, sáo diều, bờ xôi ruộng mật…
Nỗi nhớ ấy của nhà thơ lại chực trào hương
vị mùi thơm lúa chín, mùi bùn ngai ngái của quê nhà.
Ngoài những bài thơ viết về quê hương, ông còn thể hiện tình yêu của mình qua tác phẩm
HÀNH KHÚC ASEAN:
Asean – Asean
Cùng chung bó lúa ngập tràn nắng mưa
Vòng tay nối lại cho vừa
Mười Thủ Đô kéo cao cờ cùng chung
Anh em kết lại một vùng
Một Đông Nam Á một dòng tư duy
Một cờ trong mọi chuyến đi
Ngôi nhà chung của những kỳ gặp nhau.
Chủ nhà anh trước tôi sau
Mong cho hạnh phúc dài lâu mọi nhà
Không chiến tranh, bớt gian tà
Rộng tình quốc tế đó là mục tiêu
Thương nhau chia sẻ mọi điều
Một vùng trời đất gửi nhiều niềm tin…
Nhịp điệu thơ hào hùng, kiêu hãnh, sử dụng từ ngữ cô đọng gần gũi, dễ
hiểu, nhà thơ Nguyễn Quang Huệ đã giúp cho người đọc biết đặc trưng văn hóa, đất
nước của Việt Nam cũng như mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các quốc gia,
Thủ Đô các nước trong khối ASEAN. Sự hợp tác hiệu quả của các đối tác và tay
lái vững vàng của thuyền trưởng Việt Nam
trong năm Chủ Tịch ASSEAN 2020 đã thành công toàn diện, trọn vẹn và thực chất.
Tình yêu dành cho thiếu nhi
của một nhà thơ.
Bên cạnh những bài
thơ viết về tình yêu, quê hương đất nước, cuộc sống của nhà thơ Nguyễn Quang Huệ
còn rất thành công với mảng đề tài thiếu nhi. Ông là một nhà thơ viết nhiều thi
phẩm dành cho các em nhỏ. Ông luôn đem đến những niềm vui cho trẻ em qua những
thi phẩm đầy hồn nhiên và vui nhộn. Thơ ông mở ra trước mắt các em một thế giới
đầy phong phú, tràn ngập sức sống của thiên nhiên. Bằng bút pháp tả thực những
hình ảnh trong thơ ông đều rất sinh động và vô cùng chân thực. Những thi phẩm của
ông gợi cho các em về thế giới chung quanh và những bài học đắt giá. Tiêu biểu
cho phong cách thơ ông chính là bài:
Mẹ là
tất cả. Cùng thưởng thức những vần thơ về mẹ dưới đây để cảm nhận về hình ảnh
người mẹ luôn cao quý và quan trọng trong cuộc đời này. Những câu thơ ngắn gọn
nhưng vô cùng sâu sắc và ý nghĩa:
Mẹ là dòng sông / Để con tắm mát / Mẹ là câu hát / Con nghe ầu ơ / Mẹ
là bài thơ / Cho con tập đọc / Mẹ là dáng ngọc của cây mạ gầy / Trở thành hạt gạo
/ Con ăn mỗi ngày ? Mẹ là vầng mây / Cho con áo mới / Con luôn mong đợi / Suốt
đời mẹ vui / Ơi mẹ yêu ơi / Mẹ là tất cả…
(Bài Mẹ là tất cả)
Ông rất thích thú khi làm thơ cho trẻ con đọc. Do đó những tứ thơ
cho trẻ em được hình thành rất nhanh mỗi khi ông quan sát thế giới chung quanh như
bài:
Dàn mướp
Mới đầu mướp nhú / Đội ghế lên đầu / Rễ bám đất sâu / Xòe hai mảnh hạt.
Tiết trời ấm áp / Mướp lên
nhanh dần / Vòi bám chặt dàn / Ra hoa ra lá.
Hoa vàng đẹp quá ? Ong bướm lại
về / Tụ họp đông ghê / vo ve tìm mật.
Lá xanh che mát / Quả buông
dưới dàn / Như thò tay bắt / mỗi lần bạn sang.
Mỗi lần mẹ cắt / Từng rổ mướp đầy / Chia nhà mấy quả / Hương chiều
thơm lây…
Với thi phẩm “Dàn mướp” nổi bật cho phong
cách nhà thơ Nguyễn Quang Huệ. Bài thơ mở ra một thế giới mới cho thiếu niên
nhi đồng, giúp trẻ nhận biết rõ hơn về thé giới bên ngoài. Với nhịp điệu vui nhộn,
bài thơ này được rất nhiều bạn đọc nhỏ tuổi biết đến và yêu thích.
Hay như câu chuyện giữa sâu và kiến trong
bài Vĩnh biệt bác sâu mới thật hấp
dẫn:
Bác Sâu nhịn thở một ngày
Mà sao không thấy vợ hay họ hàng
Chia buồn nhà Kiến mới sang
Phân công lo giúp dám tang đau lòng.
Kiến càng to nhất đám đông
Chịu trách nhiệm chính đánh cồng lúc đưa
Kiến thợ hàm khỏe dư thừa
Người kéo người đẩy cho vừa chuyến đi
Kiến hôi người bé tí ti
Phun mùi sát khuẩn trước khi xuống giường
Làm sao giữ sạch môi trường
Mọi người dễ chịu trên đường đưa tang
Đến nơi thôi khỏi phải bàn
Cho vào hỏa táng là an tâm rồi
Kiến đen yếu ớt được mời
Tiếp khách, gọi điện báo nơi quê nhà
Họ hàng chú bác gần xa
Làm sao tiết kiệm tối đa tang này.
Bác Sâu dưới đấy có hay?
Nếu biết tin này chắc rất cám ơn…
Câu chuyện kiến, sâu mang thông điệp đậm
tính nhân văn khi bác Sâu chết. Chính họ hàng Kiến lại lo làm đám tang
cho Sâu.
Bằng sự quan sát tinh té, Nguyễn Quang Huệ
đã phát hiện ra đặc điểm của mỗi con vật. Ông đã chọn ra độc đáo để miêu tả những
loài vật đáng yêu, đáng quý như bài thơ dưới đây:
Hươu cao cổ
Chị dẫn chơi công viên / Em thấy hươu cao cổ / Trông hươu thật là ngộ
/ Cái cổ quá là dài / Còn cái đuôi lại ngắn ? Cái cổ dài gấp hai.
Cho chị hỏi hươu này / Cổ mày sao dài thế? / Hươu trả lời thật dễ /
Lá cỏ ở dưới chân / Trâu bò đã tranh phần ? Có còn chi hươu sống?
Thượng Đế thấy cảm động / Đã nối cổ cho hươu / Nối thêm chân cho cao
/ Để hươu ăn cành ngọn…
Nắm bắt được tâm lý trẻ em, ông đã đi sâu
tìm hiểu đời sống và hoạt dộng loài vật và khai thác tính cách và vẻ đẹp của
chúng. Qua đôi mắt trẻ thơ nhân vật Hươu
cao cổ được ông nhắc tới thật ngộ nghĩnh đáng yêu.
Nhà thơ Nguyễn Quang Huệ quan niệm: Với những người viết chuyên nghiệp họ đặt nghề
nghiệp lên trên hết, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người ta cũng vẫn sáng tác.
Tính đến nay nhà thơ Nguyễn Quang Huệ đã cho ra mắt 12 tập thơ gồm 6 tập cho
thiếu nhi, 6 tập viết về tình yêu người lớn và cho người lớn, ba tập văn xuôi gồm:
một tập tản văn Ra ngõ mà trông, một
tập hồi ký và truyện ngắn Những tháng
ngày trên đất vườn treo và tiểu thuyết Cưới nghèo.
Đặc biệt những tập thơ,
văn nói trên đều do các nhà xuất bản Quốc gia gồm: NXB Hội Nhà văn; NXB Văn học;
NXB Thanh niên cấp phép xuất bản.
Cố nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã từng viết về
ông: Nguyễn Quang Huệ đã làm thơ từ khi
còn là sinh viên, nhưng công việc của một kỹ sư xây dựng đã cuốn ông đi, mãi đến
khi nghỉ hưu ông mới chợt nhớ tới nàng thơ thời trẻ mình đã từng say đắm. Và tiếng
gõ cửa của nàng thơ đã lại đánh thức trái tim nhạy cảm của ông thêm lần nữa. Với
vai trò một nhà thơ ông đã gây ấn tượng đặc biệt với độc giả của mình qua những
tác phẩm văn học…
Nhờ
lao động nghệ thuật nghiêm túc ông đã nhận được nhiều giải thưởng văn học như:
-
1965 giải B về thơ của Đoàn các
cơ quan Trung ương
-
2015 giải tập thơ xuất sắc Công
chúa Ếch
-
2016 giải khuyến khích thi thơ
toàn quốc do hội Người cao tuổi VN tổ chức.
-
2019 giải khuyến khích tổng
công ty VINACONEX tổ chức.
Trang thơ Nguyễn
Quang Huệ thường xuyên có bạn đọc mở trang theo dõi.
Bên cạnh những giải thưởng trên Nhà thơ
Nguyễn Quang Huệ là một trong những gương mặt tiêu biểu được lựa chọn giới thiệu
trong nhiều sách báo như: Chân dung tác giả và tác phẩm văn học, gương sáng chí
bền, nhiều thơ văn được in trên báo Người Hà Nội, tạp chí Người Xây Dựng
v.v…Ông còn vinh dự là khách mời của nhiều chương trình truyền hình về lĩnh vực
thi ca như: năm 2012 tham gia chương trình người yêu thơ của Đài Truyền hình Việt
Nam, Năm 2013Đài Truyền hình Hà Nội làm phóng sự với chủ đề Nguyễn Quang Huệ,
hai trong một: thơ thiếu nhi và thơ tình. Năm 2014 ông là đại biểu và là nhân vật
trong phim truyền hình “Tiếng thơ vọng mãi” do VOV + Viện nghiên cứu nhân tài,
nhân lực và thi đàn viêt Nam đồng tổ chức. Năm 2015 ông tham gia chương trình
“Người yêu nghệ thuật” của Đài Tiếng nói Việt Nam, giới thiệu về thơ Nguyễn
Quang Huệ. Năm 2016 VOV-TV làm phóng sự với chủ đề; Nguyễn Quang Huệ - “Những
công trình và những vần thơ”.
Cuộc sống hiện tại của ông có lẽ đã thực sự
viên mãn khi bên cạnh có người bạn đời luôn kề vai sát cánh, chia sẻ bao nỗi buồn,
niềm vui với ông. Bà đã cùng ông nuôi dạy hai con khôn lớn, trưởng thành và hiện
nay đều thành đạt, các cháu nội ngoại đều ngoan ngoãn và học giỏi…
Nhà thơ nguyễn Quang Huệ là người kỹ sư tâm
hồn, người kỹ sư vừa nhiệt huyết vừa giàu lòng thương yêu. Một nhà thơ với đong
đầy cảm xúc và tình yêu lãng mạn. Đối với ông xây dựng cuộc sống và làm đẹp cho
đất nước luôn là điều tuyệt vời nhất mà ông đã và đang thực hiện. Tưởng rằng những
bản vẽ, những con số sẽ làm thơ ông khô khan. Vậy mà những con chữ khi được
ghép vào nhau lại uyển chuyển, nhịp nhàng và đong đầy cảm xúc đến lạ kỳ. Bảy
mươi chín mùa xuân đã qua, hai mươi năm cày xới trên cánh đồng thơ đầy thách thức
để hôm nay ta có nhà thơ Nguyễn Quang Huệ một trong những nhà thơ thuộc nhóm lớn
tuổi của Hội Nhà văn Hà Nội. Những đóng góp không hề nhỏ cho thơ văn nước nhà của
nhà thơ thật đáng trân trọng.
Xin chúc ông chân cứng đá mềm, tâm hồn trẻ
mãi để có thêm những vần thơ vượt lên tuổi
tác, vượt lên thời gian, cống hiến cho đời những thành tựu mà chúng tôi, lớp
đàn em, đàn cháu của ông luôn ngưỡng mộ…