(Hồi ký của Nguyễn Quang
Huệ)
|
Nguyễn
Văn Phát.
Chúng tôi sang Iraq
với chức danh Đốc công. Trong phòng còn có kiến trúc sư Phạm Vũ Mĩ sang đây với
chức danh họa viên.
Ông Tuấn, ông Phát cùng ở Liên hiệp Tấm lớn ở Xuân Hòa nên làm bạn với nhau. Tôi, ông Mĩ đều dân Thiết kế nên trong
sinh hoạt, suy nghĩ có chiều tâm đầu ý hợp. Vì thế chúng
tôi chia thành hai bếp, tự bảo ban nhau nấu nướng vì hợp gu hợp tính. Hàng ngày tôi
nấu cơm buổi chiều, ông Mĩ nấu cơm buổi sáng. Thực phẩm chủ yếu là gà quá lứa,
đã đẻ hết trứng, do anh em cấp dưỡng của ta buôn từ chợ về. Rau cỏ,
trứng hành, sữa đường, mua ở căng tin.
Bếp nấu là dây may so của Nga, người nào cũng mang theo vài ba cái. Đế bếp bằng đất nung chuyên dùng với dây may so. Nồi niêu mua sắm tại thị trấn Sê Cát, một huyện lỵ, cách khu ở mười cây số. Ăn không dùng đũa mà dùng thìa. Cuộc sống tạm bợ lâu thành quen. Tháng đầu mới sang ăn tập thể do người Xu Đăng nấu không hợp khẩu vị nên hầu hết tự tổ chức nấu ăn.
Mỗi tháng
nhà nước Iraq cấp cho 24 Đina tiền
ăn kể từ khi nhập cảnh, nên ăn uống đường sữa
thoải mái không bao giờ thiếu.
Qua một năm lao động vất vả, mỗi người dành dụm đổi được mấy trăm Đô. Công ty
xuất khẩu lao động Vinaconex lại cho đăng ký mua xe máy cũ của Nhật Bản. Tôi đăng ký mua một chiếc
với giá 580 Đô la. Ông Tuấn mua
một chiếc 320 Đô la. Ông Mĩ mua một xe mới với giá 1.000 Đô la.
Riêng ông Phát không mua vì con gái ông là cô
Thanh Hương, là biên tập viên Đài truyền hình VN gửi thư sang khuyên bố
giữ gìn sức khỏe, để tiền bồi dưỡng
bản thân chờ ngày về. Đừng lo gì cho
mẹ con con ở nhà.
Sau khi Công ty
Vinaconex chiếu video cảnh các bà vợ ở nhà nhận xe, mặt mày các phu nhân rạng
rỡ, vui vẻ dắt xe ra khỏi công tơ nơ, các ông chồng vẫn chưa biết tường tận
chiếc xe của mình.
Vợ ông
Tuấn viết thư sang nói nặng lời rằng:
- Anh có mua xe thì mua trong nhà, đừng mua xe ngoài bãi rác. Nhục lắm vì vừa xấu, vừa cũ nát, lại hôi hám, toàn mùi nước mắm. Vành bánh, phụ tùng đều han rỉ. Sao không mua cái nhiều tiền hơn như người ta?
Ông Tuấn bực mình
vì Vinaconex mua cho ông cái xe hủi lậu. Khốn nỗi ông ấy chỉ đặt loại 320 Đô la
vì trước đó đã mua quần nhung, áo nỉ, khăn lông cho vợ và mấy đứa con nên chỉ
mua được xe cũ đời 78, loại sừng nghé.
Vợ ông
Mĩ gửi thư sang báo tin:
-
Anh ơi, nhà ta đã mua được xe Hon
Đa đời 82, màu vàng, đèn vuông,
nhưng phải vay của bà cô
300 Đô mới đủ.
Ông Mĩ cứ băn khoăn
không hiểu màu vàng như thế nào? Có đẹp không? Ông Tuấn đang sẵn bực
mình về bức thư của vợ bèn đáp một câu không ai ngờ tới:
-
Màu vàng là màu c.ứ.t, có gì phải hỏi…
Cả mấy anh em trố
mắt thất vọng… sau câu trả lời không mấy lịch sự làm ai cũng thấy nặng mùi,
lặng người vì khó chấp nhận.
Một lúc sau, ông Mĩ hỏi tôi:
-
Bà ấy viết thư thế nào? Tôi trả
lời ậm ừ nhát một:
Ông Mi kêu to:
-
Ông Huệ trúng độc đắc rồi. Kim
vàng giọt lệ kia mà, bao người mơ ước đấy. Loại
này hiện nay ở Hà Nội được giá lắm. Dắt xe ra khỏi công tơ nơ là có người hỏi mua ngay. Nhiều người săn lùng. Bây giờ đem bán ngang giá với
xe tôi đấy. Ông Huệ sướng thật, tự nhiên
lộc vào nhà, được lãi mấy trăm Đô.
- Tôi chẳng hiểu về xe lắm vì chưa bao giờ có, nên chưa quan tâm.
Một số anh em thuộc Vụ Kỹ thuật,
Văn phòng Bộ cùng đi một
chuyến bay, không đăng ký mua với lý
do không biết đi xe máy. Tới khi về
nước không có tiền mua xăng dầu, vả lại khi đi đường, lớ ngớ đâm vào người ta thì bán xe
cũng không đền nổi. Thôi chả dại!
Tôi nói với các anh
ấy: Cứ mua đi. Có xe sẽ biết đi xe, có xe sẽ có tiền mua xăng. Trái lại nếu
mua không đi thì bán, cũng lãi được vài trăm
Đô đấy. Nhưng các anh ấy bảo
muộn rồi. Chỉ còn mấy người chắc Công ty Vinaconex chẳng thèm mua hộ…
Sau khi vợ báo tin phải vay bà cô 300 Đô la, ông Mĩ nghĩ ngay đến trách nhiệm của mình là làm gì để lúc về có tiền trả nợ!…
Ông là
kiến trúc sư, lại có tài vẽ truyền thần. Hàng
ngày cứ hết giờ làm việc buổi chiều, về đến
nhà là ông ấy ngồi vào bàn ngắm nghía hết ảnh này
đến ảnh khác. Nó như thói quen nghề nghiệp.
Lâu nay ông vẫn vẽ
nhưng bây giờ trở đi ông sẽ phải cố gắng hơn nữa, may chăng mới thoát nợ nần. Ba trăm Đô lớn lắm chứ.
Khách hàng của ông
Mĩ là những người lao động Xu Đăng, Cairô, Bangladesh. Họ rất thích những bức ảnh ông vẽ. Tuy nhiên
không phải bức ảnh nào khách hàng cũng hài lòng. Có
ảnh vẽ đi vẽ lại mất cả tuần mà khách chê không giống, không muốn lấy ảnh, ông buồn bực vô cùng. Mỗi ảnh
ông lấy năm Đina nhưng khách không nhận hàng
là mất toi thời gian lao động cật lực cả tuần. Kiếm được đồng tiền đâu dễ. Ông vẫn
ca cẩm như vậy.
Một hôm, sau bữa
cơm chiều, ông Mĩ tâm sự thật lòng:
- Ông Huệ thế mà sướng thật, hết giờ làm việc cứ vi vu, vui chơi thoải mái, chẳng lo nghĩ gì. Còn tôi, cày cuốc cả đêm lẫn
ngày mà chẳng đâu vào
đâu!
Ông Mĩ lại than thở rằng, mình làm tại văn phòng công trường cùng với Na Sơ, chưa bao giờ hắn thưởng cho mình một giờ thêm giờ nào. Trái lại thỉnh thoảng tôi vẫn thấy hắn thưởng cho ông? Ông có bí quyết gì không? Mình không ngờ trước mặt là một quả núi Phượng Hoàng lớn mà mình không nhận biết. Phục tài. Phục tài…
Tôi trả lời: Cơ bản là hiệu quả công việc.
Ông ngồi văn phòng, máy sưởi mùa đông, máy lạnh mùa hè, có khổ như những
người ngoài công trường, cơ cực thế nào, ông đâu có biết. Ông sang đây
với chức danh họa viên,
Na Sơ chỉ ông vẽ cái
gì thì vẽ cái đó, vẽ xong ngồi chơi, thế là hơn tôi rồi. Ông chỉ vất vả khi đã về nhà với những bức ảnh truyền
thần, từ năm giờ chiều đến mười một giờ đêm mới nghỉ.
Quả thật, muốn
truyền thần một bức ảnh phải tập trung trí não cao độ. Đưa được khuôn hình từ
tấm ảnh bé tý ra khổ giấy A4 rất vất vả. Ăn không ngon, ngủ không yên với
chúng. Vì vậy ông gầy sọp, mặt hốc hác, chứ đâu béo tốt như người khác. Chiếc
kính lúp phóng đại lúc nào cũng nằm
ngay trước mặt, giúp cho đôi mắt đỡ mỏi mệt khi phải làm việc liên tục. Tôi
thật sự ái ngại cho ông ấy.
Một tuần sau tôi đã
vẽ xong mặt bằng tổ chức thi công
cho từng hạng mục, Na Sơ hỏi bản vẽ này ông lấy ở đâu? Tôi trả lời: - Lấy ngay những bản vẽ
nhỏ ông đưa cho tôi. Tôi chỉ tổng hợp lại. Ông ta ngạc nhiên lắm.
Sau đó, anh Phạm
Đức Hoàn là phiên dịch tiếng Anh nói với Na Sơ rằng: Ở Việt Nam, ông ấy là Trưởng phòng Kỹ thuật và Giám định của một Tổng B, trên công trường
gần một vạn người thi công là nhà máy nhiệt điện Phả
Lại gồm 4 tổ máy, do Liên Xô viện trợ. Ông Huệ có nhiều
kinh nghiệm tổ chức thi công những công trình lớn ở Việt Nam. Na Sơ phục tài và từ khâm phục đến tin tưởng giao việc
một cách trân trọng.
Mấy hôm sau, Na Sơ gọi tôi vào văn phòng công trường làm việc. Sau khi sai người phục vụ Xu Đăng pha nước chè đen và đường mời tôi uống, ông ấy nói từng lời rành mạch:
-
Tôi được biết ông là kỹ sư thiết
kế công trình, đã tham gia thi công nhiều công trình lớn ở Việt Nam, ông hãy giúp lập bản vẽ mặt bằng
tổ chức thi công cho phần còn lại của công trình
250 và 310. Máy móc thi công tại công trường gồm những loại gì, ông biết
cả rồi, có thắc mắc gì, ông trao đổi với tôi. Sau đó ông ấy giao cả tập bản vẽ để tôi nghiên cứu.
Sau giờ làm việc
mỗi ngày, tôi lại mang hồ sơ về nhà xem xét, dự tính. Sáng hôm sau
lại gặp Na Sơ trình bày dự kiến và phác thảo cho ông ta nghe. Trân trọng,
tin tưởng và cảm phục mà tôi cảm nhận được trên nét mặt khôi ngô, thanh tú của
một người kỹ sư da trắng.
Nhà ông ấy ở thành
phố Mô Sun cách công trường 180 km. Ngày nào cũng sáng đi chiều về. Đi lại bằng chiếc xe TOYOTA bốn chỗ mới tinh. Gia đình tư bản nhưng chi tiêu của họ rất đúng mực,
không ăn chơi xa hoa như những đại
gia ở xứ mình. Sau này tôi mới ngẫm ra
tại sao Na Sơ giàu có mà ít quan tâm thưởng thêm giờ cho những người khác, trong đó có kiến trúc sư Phạm
Vũ Mỹ.
Đây là tập bản vẽ
thiết kế của một cụm công trình quân sự quan trọng. Tôi rất sợ đến sự liên lụy và an toàn của bản thân mình. Tối hôm đó tôi không thể nào ngon giấc.
Sáng hôm sau gặp Na
Sơ tại công trường, ông ta nói: Quân cảnh đã trao lại tài liệu cho văn phòng. Từ hôm nay ông
không được mang ra ngoài. Ông cứ vào đây nghiên cứu, không phải làm
đêm ở nhà.
Tôi thật sự đỡ lo
lắng và từ hôm đó hạn chế việc tiếp xúc với những tài liệu ấy, chỉ trao đổi trực tiếp khi cùng ở ngoài công trường
với Na Sơ mà thôi.
Một điều may mắn tại Cụm II, qua hai năm thi công chưa xảy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng nào, mặc dù nhiều vị trí cao hàng chục mét, cheo leo, rất dễ tuột chân. Không có vụ rơi gỗ, rơi sắt thép hoặc các vật liệu nào khác gây thương tích, cũng chưa bao giờ bị sập hoặc đổ dàn giáo.
Trong xây dựng
không ai nói trước được điều gì cả.
Nhờ đội ngũ công nhân lành nghề, nhờ đội
ngũ đốc công sâu sát và cũng nhờ biện pháp thi
công hợp lý nên đã bình yên mọi nhẽ.