Hai lần gặp Bác

( Hồi ký của Nguyễn Quang Huệ )

         Tôi ra trường đầu năm 1962 và được phân công về Viện Thiết Kế Dân Dụng Bộ Kiến Trúc. Trong quãng thời gian từ 1963 đến 1965 tôi may mắn được gặp Bác hai lần.
        Lần thứ nhất: Đó là ngày 17 tháng 3 năm 1963 chúng tôi đang làm việc ở công trường khu tập thể Kim Liên ( Hà Nội ) thì có đoàn xe 3 chiếc: một xe màu đen và 2 xe com măng ca đi vào công trường. Chẳng có một thông báo nào trước đó nên không ai để ý. Đến khi có mấy người trên xe xuống trước mở cửa, thấy một cụ già bước ra hao hao giống Bác thế là mấy người hô to Bác Hồ đến, Bác Hồ đến. Cả công trường náo động hẳn lên người nọ truyền tai người kia, bỏ hết công cụ đang làm việc, hướng theo đám đông chạy tới.  Chỉ một loáng sau đã đông nghịt hàng mấy trăm người, không còn chỗ chen chân. Vậy là Bác đứng giữa một khoảng trống rộng do các đ/c bảo vệ và ban chỉ huy công trường dãn dẹp. Ban chỉ huy cử ngay bảo vệ đem một cái bàn gỗ và micro ra cho Bác đứng nói chuyện ngay tại hiện trường. Những tiếng hô vang lên: Hồ Chủ Tịch muôn năm, Bác Hồ muôm năm. Ai nấy đồng thanh hưởng ứng. Tất cả đều rạng rỡ vì được gặp Bác, một điều mong ước mà không phải người nào cũng may mắn được gặp.
        Bác giơ tay ra hiệu cho mọi người yên lặng. Mọi người im phăng phắc để nghe Bác nói chuyện. Bác nói đại ý: Hôm nay Bác về thăm Kim Liên, thăm các cháu đang xây dựng khu nhà mới tại đây. Bỗng Bác hỏi Kim Liên là gì các cháu biết không? Mọi người suy nghĩ để trả lời nhưng Bác giải thích luôn: Kim là vàng, liên là sen. Kim Liên là bông sen vàng, thật quý thật đẹp có phải không? Mọi người vỗ tay nhiệt liệt hưởng ứng theo cách giải thích của Bác. Các cháu đang xây dựng khu tập thể Kim Liên sao cho đẹp, cho bền chắc, chất lượng cho tốt. Nếu thực hiện được như vậy năm sau Bác lại về thăm Kim Liên. Cả đám đông vỗ tay vang dậy và hứa sẽ làm theo lời Bác để năm sau lại đón Bác về thăm. Buổi nói chuyện tuy ngắn ngủi nhưng chúng tôi nghe như nuốt từng lời Bác nói. Sau đó Bác chúc mọi người mạnh khỏe, công tác thật tốt. Các đ/c hướng dẫn Bác vào thăm nhà ăn của khu tập thể, và hướng dẫn Bác ra xe đi theo lối khác mà không quay lại đường cũ. Bao người hụt hẫng tiếc nuối vì đứng đợi Bác quay ra. Nhưng Bác đã đi khỏi công trường lâu rồi mà không ai biết.
        Thực ra trước lúc xuống xe Bác đã quan sát, kiểm tra một vòng những ngôi nhà 4 tầng đã lắp ghép xong. Bốn nhà khu A đã có người ở, đó là các chuyên gia Triều Tiên và chuyên gia Liên Xô. Mấy ngôi nhà khu B mới lắp xong và đang hoàn thiện. Tuy vậy đường sá vẫn còn ngổn ngang. Vài khu đất trống chưa xây dựng công trình, một số cơ quan tranh thủ trồng khoai, trồng rau để cải thiện bữa ăn cho tập thể.
        Khu tập thể Kim Liên ứng dụng phương pháp lắp ghép tấm lớn của Triều Tiên lần đầu được xây dựng tại VN. Những khu nhà 4 tầng lắp bằng những tấm tường lớn đúc sẵn bằng bê tông xỉ có cốt thép, để sẵn những mối nối để hàn với nhau. Sau khi đổ bê tông vào khuôn, cấu kiện được chuyển vào buồng hấp bằng hơi nước nóng 100 độ trong 24 giờ. Lúc đó bê tông đã ninh kết gần 100% cường độ thì được đem ra hiện trường chuẩn bị lắp ghép bằng cần trục tháp.
         Năm 1954 ký kết hiệp định đình chiến Giơ ne vơ. Năm 1958 Bác đi thăm một số nước XHCN trong đó có Triều Tiên, Bác thấy họ xây dựng theo cách này rất nhanh nên đã đặt vấn đề với bạn giúp VN áp dụng công nghệ này. Thế là chuyên gia bạn đã được cử sang, phía VN cũng cử thực tập sinh đi Triều Tiên học tập. Chỉ mấy năm đã hình thành khu tập thể khang trang và đẹp đẽ. Khu tập thể Kim Liên ra đời đã giảm bớt khó khăn về chỗ ở của bao cán bộ và chuyên gia các nước lúc bấy giờ.
        Công lao to lớn của Bác đối với chúng ta không gì so sánh được, phải không các bạn…Bác đã đi xa 48 năm nhưng những kỷ niệm trong tôi chưa bao giờ phai mờ và luôn thầm hứa với Bác sẽ làm việc thật tốt, sống gương mẫu noi theo tấm gương của Bác…

        Lần thứ hai:
        Khoảng tháng 11 – 1965 tôi và đoàn đại biểu Đoàn Viện Thiết kế vinh dự được mời dự đại hội Đoàn các cơ quan Trung ương họp tại hội trường Bộ Lao Động. Các đại biểu được thông báo sử dụng quần áo tối màu để tránh máy bay địch. Lúc đó tôi là Ủy viên BCH Đoàn Viện và là bí thư Chi Đoàn Thiết kế 1, là đơn vị xuất sắc ba năm liền đươc công nhận tổ LĐXHCN (lao động xã hội chủ nghĩa) của Đoàn Bộ Kiến Trúc nên may mắn được mời tham gia Chủ Tịch Đoàn.
        Khi đ/c Đoàn Tiến Duyệt Bí thư Đoàn đang đọc báo cáo tổng kết phong trào "Ba sẵn sàng" của Đoàn các cơ quan Trung ương được khoảng 15 phút, chúng tôi nghe tin Bác sẽ đến Đại hội, cả hội trường nhốn nháo hẳn lên, chẳng ai nghe gì nữa. Thấy không khí ồn ào, đ/c Duyệt dừng lại và đề đại biểu trật tự ngồi tại chỗ chờ đón Bác. Khoảng 10 phút sau Bác đến, cùng đi có Thủ Tướng Phạm Văn Đồng. Cả hội trường trên 450 đại biểu đứng dậy vỗ tay vang dậy đón chào Bác. Bác và Thủ tướng đi thẳng lên Đoàn Chủ tịch. Đưa tay ra hiệu cho chúng tôi yên lặng, Bác nói: Bác và đ/c Thủ Tướng thay mặt Trung ương Đảng và Chính Phủ đến thăm Đại hội và nói chuyện với thanh niên về phong trào “Ba Sẵn sàng”. Trung ương Đoàn cũng đã báo cáo những thông tin cần thiết cho Bác.
        Trong số 450 đại biểu dự Đại hội này có 113 cháu gái, có 120 cháu quê miền Nam, như thế là tốt. Số cháu gái đó chưa phải là nhiều cho nên các cháu phải cố gắng vươn lên. Phong trào "Ba Sẵn sàng" đã có thành tích khá, nhưng phải khiêm tốn, chớ phô trương hình thức.
        Anh Phạm Tiến Duyệt có ý muốn thanh minh nhưng Bác đụng nhẹ vai anh Duyệt tỏ ý nhắc nhở, sau đó Bác nói tiêp:
        Trong số hơn 45.000 đoàn viên, thanh niên cơ quan trung ương ghi tên tình nguyện "Ba sẵn sàng", mới có một nửa được công nhận. Số còn lại phải làm thế nào xứng đáng được công nhận danh hiệu "Ba Sẵn sàng". Các cháu phải ra sức phấn đấu hơn nữa.
      Mấy năm qua các cháu đã giúp các bộ, ngành và chính phủ hoạt động tốt, hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng được giao. Bác nhắc các cháu phải đẩy mạnh thi đua giữa địa phương này với địa phương khác, ngành này với ngành khác, cơ quan này với cơ quan khác để học tập lẫn nhau và cùng nhau tiến bộ. Các cháu nữ phải học tập phụ nữ Nam Ngạn và phụ nữ thôn Bùi…
        Đến phần khen thưởng: Bác tặng huy hiệu của Người cho 24 đoàn viên xuất sắc. Đọc tên từng người, đến số 16 là Bùi Ngư, khác với thông thường, Bác đọc chậm, nhỏ hơn cả trích ngang, đột nhiên Bác hỏi Cháu Bùi Ngư đâu? đ/c Ngư lúng túng hồi hộp đứng dậy: Thưa Bác Cháu đây ạ. Bác đọc chậm: Bùi Ngư, dân tộc Mường, Ký thuật trung cấp điện Viện Thiết kế Dân Dụng bộ Kiến Trúc. Bác dừng lại nói khôi hài: Bác tưởng cháu làm nghề nuôi cá chứ? Cả hội trường cười ồ vì câu hỏi bất ngờ, dí dỏm của Bác, vỗ tay tán thưởng, phấn chấn rất lâu. Điều đó chứng tỏ Bác rất quan tâm và khích lệ đến các cán bộ là người dân tộc…
        Kết thúc buổi nói chuyện bác nói: Bác nhờ các cháu đại biểu dự Đại hội hôm nay chuyển lời hỏi thăm thân ái của Trung ương Đảng và Chính phủ đến các cháu đoàn viên và thanh niên đang công tác, sản xuất, chiến đấu và học tập ở các địa phương…
        Bác xin phép ra về. Cả hội trường đứng dậy tiễn Bác và tràn ra cửa để được gần Bác lần nữa, nhưng các đ/c bảo vệ đã đưa bác đi ra bằng cửa khác. ..

        Tôi ngồi cách Bác một hàng ghế, bàn trước bàn sau trên Chủ tịch đoàn, lòng lâng lâng niềm vui hạnh phúc.
        Các bạn ạ, Làm công tác Đoàn cơ sở cũng có lúc được may mắn như vậy đấy. Tôi đã được gặp Bác hai lần…

                                                                                             Hà Nội ngày 18 - 5 - 2017

                                                                                                       


Một thời

Bài thơ cũ nay Fb cho tôi ôn lại.

Một thời...
20:42 | Nhãn: Bài viết mới

Một thời hữu nghị đôi bên
Một thời dao quắm vung lên bổ đầu (1) !
Một thời gà gáy gọi nhau
Một thời chọc gậy (2)... phá rào tràn sang (3)...
Hoan hô mười sáu chữ vàng
Nhưng còn khoản nợ "trả Hoàng..."(4) thì sao ?
Nợ nần đừng để quá lâu
Lưỡi bò liếm cả yết hầu Biển Đông !?(5)
Xóm giềng nhức nhối mặc lòng
Dân nhiều, nước lớn mà không chung tình !...
Pháp xưa xâm lược nước mình
Mà nay thân thiết như hình anh em
Mỹ xưa giết hại dân đen
Mà nay tay bắt, mặt hiền như hoa
Nhật - Hàn - Úc cũng thế mà
Ngày xưa đấu súng nay ta đón chào
Bạn bè ở khắp Năm Châu
Đều hân hoan với bạn bầu Việt Nam .
Vì sao cạnh xóm, cạnh làng
Mà toàn gây chuyện trái ngang cho người
Lại còn muốn chiếm biển, trời
Ai qua xin phép ?... ôi thôi lạ kỳ ?
Xóm giềng chung cả lối đi (6)
Mà sao xí chỗ làm chi - bực mình ?
Anh em là phải phân minh
Đừng nên dựng chuyện linh tinh hại người...
Chân thành cần lắm ai ơi
Nghĩa tình hơn hẳn ngàn lời nói suông...!
(!) 10 h 30 ngày 25/8/1978, sau khi gây ra sự kiện "NẠN KIỀU" do TQ đóng cửa khẩu Lạng Sơn không cho Người Hoa về nước làm hàng ngàn người kẹt lại, gây rối loạn vùng biên. Một số Người Hoa và côn đồ người TQ tràn qua cột mốc đã dùng gậy gỗ và dao quắm bổ vào đầu, vào người chiến sĩ trẻ Lê Đình Chinh làm anh hy sinh tại chỗ , trong khi đó anh chỉ có tay không vận động họ giữ trật tự. Anh là chiến sĩ đầu tiên hy sinh ở chiến trường biên giới phía Bắc mà cuộc chiến tranh này do TQ gây ra .
(2) 1976 TQ xúi bẩy và hậu thuẫn cho Pôl Pốt (Khmer đỏ) đánh VN ở toàn tuyến biên giới Tây Nam gây nhiều tai họa cho nhân dân ta. Chúng còn định tiến đánh Sài Gòn của chúng ta .
(3) Ngày 17/2/1979 TQ tràn sang đánh VN đồng loạt ở sáu tỉnh biên giới phía Bắc, công khai phát động cuộc chiến tranh biên giới với VN .
(4) 1974 TQ đánh chiếm đảo Hoàng Sa của VN do Ngụy quyền Sài Gòn chốt giữ.
(5) 14/3/1988 TQ đánh đảo chìm Gạc Ma của VN làm 64 chiến sĩ ta hy sinh.
(6) Không phận quốc tế .

Chuyện cũ ôn lại

Chuyện ngắn mà súc tích. Thắt nút được cởi mở bất ngờ. Người vợ nghe câu nói của người chồng "say rượu" thật hả lòng hả dạ...Thế mới biết con người ta nhiều khi tin vào những điều hư ảo hơn là lời nói thật...
Paktor
3 Tháng 3 2014
Một câu chuyện hay, không đọc hơi phí :))
Tối đó, người chồng uống rượu say và trở về nhà, nôn mửa, đập vỡ đồ đạc và quát tháo om sòm..
Người vợ đỡ anh ta vào trong phòng, rồi quay ra dọn dẹp mọi thứ...
Sáng hôm sau, anh ta thức dậy, nhớ lại mọi chuyện và chuẩn bị sẵn sàng tinh thần cho cơn giận giữ của người vợ. Anh hi vọng sẽ không đến nỗi... đánh nhau T.T
Bỗng nhiên, anh nhìn thấy một tờ giấy nhắn đặt trên bàn cạnh giường "Anh yêu à, bữa sáng yêu thích của anh đã sẵn sàng trên bàn rồi nhé!
Em phải ra ngoài sớm để mua một ít đồ. Em sẽ về sớm với anh, chồng yêu à~ Em yêu anh "
Người chồng quá đỗi kinh ngạc, không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Anh gọi đứa con trai vào và hỏi. Cậu bé nói...
Tối qua, lúc mẹ đưa bố lên giường, mẹ cố gắng cởi giày và áo sơ mi của bố ra, bố say bí tỉ rồi, nhưng bố nói:
"Này cô kia! Đừng đụng vào tôi! TÔI CÓ VỢ rồi!"
Làm quen với những người độc thân xung quanh bằng Paktor nhé. Tải ngay >>http://taps.io/0u6w

lăng mộ đá toyota thanh hóa