CHÂN DUNG MỘT NHÀ THƠ TÀI HOA: 

NGUYỄN QUANG HUỆ






     Người làm thơ là những người có tâm hồn vô cùng nhạy cảm, trái tim họ rất dễ rung động trước cuộc đời. Trái tim đó có thể xao xuyến khi nghe một tiếng chim hót, một khúc nhạc buồn, khi trông thấy cảnh sắc thiên nhiên thay đổi. Bởi vì “Thơ phát khởi trong lòng người” nên cảm xúc trong thơ luôn là thức cảm xúc chân thật nhất, vui buồn yêu ghét rõ ràng. Cũng như lòng người có những cung bậc cảm xúc khác nhau tùy vào hoàn cảnh thì thơ cũng vậy. Có một nhà thơ đã sống trọn một đời thơ mộng đẹp đẽ, với những vần thơ trong trẻo, lắng đọng ân tình. Ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm thơ có giá trị. Không ai khác,đó chính là Nhà thơ Nguyễn Quang Huệ - Kỹ sư xây dựng, nguyên Chủ tịch Diễn đàn văn học Nghệ thuật đường sắt và Xây dựng Việt Nam; hiện nay là Chủ tịch Diễn đàn Văn thơ Xây dựng Việt Nam, Hội viên Hội nhà văn Hà Nội và là cộng tác viên của Tạp chí Người Xây dựng.

Con đường sự nghiệp

Nhà thơ Nguyễn Quang Huệ có bút danh là Quang Huệ sinh ngày 26 tháng 12 năm 1941 tại Diễn Hạnh, Diễn Châu, Nghệ An - một vùng đất địa linh nhân kiệt. Nơi đây không chỉ có thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ mà con người nơi đây vốn thật thà và rất tình cảm. Từ nhỏ, ông đã luôn mong muốn sau này trưởng thành có thể góp phần làm giàu đẹp cho quê hương đất nước. Cho đến khi lớn lên, rồi tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư xây dựng thì ông chính thức đã chạm đến ước mơ của mình. Với vai trò là một kỹ sư thiết kế và xây dựng, nhà thơ Nguyễn Quang Huệ đã tham gia công tác tại nhiều vị trí khác nhau: Kỹ thiết kế công tác tại Viện Thiết kế Dân dụng - Bộ Xây Dựng (từ 1962 đến 1980). Vào năm 1981, ông được Bộ Trưởng Đồng Sỹ Nguyên bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Xí nghiệp và biệt phái tại công trường Nhiệt Điện Phả Lại, sau đó là Giám Đốc Trung tâm Kinh tế Kỹ thuật Xây Dựng. Thời điểm từ năm 1988 đến 1990, ông được trao nhiệm vụ đi I-RAQ hợp tác lao động và về Tổng Công Ty - VINACONEX làm Trưởng phòng Kế hoạch kỹ thuật Quản lý dự án công ty VINACONEX 6. Đến năm 2003 thì ông được nghỉ hưu theo chế độ. Trong suốt quá trình công tác của mình, ông đã tham gia thiết kế và xây dựng nhiều công trình quan trọng của Nhà nước như: Lăng Bác Hồ, Nhà khách Chính phủ, Trung tâm báo chí Quốc tế, Học Viện Hành chính Quốc gia, Nhà máy điện Phả Lại…

Duyên nợ với thơ ca

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã viết về ông: “Nguyễn Quang Huệ làm thơ từ khi còn là sinh viên, nhưng công việc của một kỹ sư xây dựng đã cuốn ông đi, mãi đến khi nghỉ hưu, ông mới chợt nhớ tới nàng thơ thời trẻ mình đã từng say đắm. Và, tiếng gõ cửa của nàng thơ đã lại đánh thức trái tim nhạy cảm của ông thêm lần nữa. Với vai trò là một nhà thơ ông đã gây ấn tượng đặc biệt với độc giả của mình qua những tác phẩm có giá trị văn học nghệ thuật”.


 


                              Nhà thơ Nguyễn Quang Huệ trả lời phỏng vấn VOV TV


Nhà thơ Nguyễn Quang Huệ tại Sapa


Có thể thấy rằng, thơ ca khơi dậy trong con người những cảm xúc thẩm mĩ tuyệt đẹp, “thanh lọc” tâm hồn con người, chắp cánh
  cho con người bay tới những ước mơ, khát vọng. Tn i hành trình i đằng đẵng đầy chông gai của đời người, có những lúc dừng chân ngơi nghỉ , ta không thể không nghĩ về cuộc đời, v những điều tốt đẹp. Là một người sống xa quê nên trong ông cũng đầy những m tư chất chứa, đã từng có i thơ v ch đề xa quê, mặc dù không viết cho mình nhưng  có lẽ những vần thơ như thế đã nói hộ lòng ông phần nào. Ông luôn giữ cho mình tình yêu và hồn cốt của quê hương. Giống như những điều ông đã mong mỏi từ ấu thơ, vì vậy sự tâm huyết trong ông đã luôn để trong tư thế sẵn sàng đóng góp công sức, trí tuệ của mình cho quê hương giàu đẹp. Chính vì vậy,  ông  đã nhận được sự yêu mến từ mọi người xung quanh. Trong cuộc sống hàng ngày, với những hình ảnh xưa cũ trong căn nhà cha mẹ để lại, ngôi vườn và những kỷ vật. Tất cả để lại trong ông những ký ức, để ông viết nên những vần thơ với đầy chan chứa cảm xúc của một tâm hồn dễ rung động:


Ra đi từ lũy tre làng


trai quê lên phố đa mang cuốc cày


 từ ngày xa ruộng đến nay


tay chai đã lặn để thay bút cầm

 

Sáo diều xa vắng bao năm?


bờ xôi ruộng mật đã nằm vào tranh


                                             tưởng quê là mảnh đất lành 


nào ngờ lên phố ẩn danh cả đời...

 

Thôi rồi từ thuở nằm  nôi 

Chờ cho đến hẹn đáo hồi về quê...

Người kỹ sư xây dựng với niềm tin, lý tưởng và tình yêu đã viết nên những câu thơ tình say mê đắm như thế này:


“Em muốn làm dòng sông 


Cho thuyền anh xuôi ngược 


Nâng niu trên mỗi bước 


Những bến bờ anh qua.

 

Em muốn là nhành hoa 


Tỏa hương thơm dìu dịu 


Khi mặt trời soi chiếu 


Vào những buổi oi nồng.

 

Em muốn là thinh không 


Cho lòng anh tĩnh lặng 


Vượt qua bao cay đắng 


Những bước chân xa vời.

 

Nhưng không được anh ơi 


Bởi em đâu là gió


Đâu dòng sông ngọn cỏ


Là hoa là thinh không?

 

Nhưng thương anh mặn nồng

 

Như lòng em vẫn ước


Dù anh không nhận được 


Vẫn một lòng bên anh...


Tranh phác họa

Nhà thơ Nguyễn Quang Huệ

Có ai có thể nghĩ những dòng thơ kia lại là của một nhà thơ xuất thân từ một Kỹ sư  xây dựng. Người ta vẫn thường nói người xây dựng khô khan lắm, ấy vậy mà những vẫn   thơ của ông lại điệu nghệ và tình cảm đến lạ thường. Không biết có phải càng gắn bó với công việc thì tâm hồn người nghệ sĩ càng trở nên thăng hoa bay bổng để viết nên những vần thơ giàu cảm xúc hơn không. Nhưng tình yêu là một đề tài đã góp phần làm nên cho nhà  thơ Nguyễn Quang Huệ một thành công với sự nghiệp thơ văn của mình.

Đó là  những câu thơ được viết lên bởi một hồn thơ mộc mạc, dung dị mà sâu sắc tinh tế của nhà thơ xứ Nghệ - Nguyễn Quang Huệ. Có lẽ bất kỳ ai xa xứ khi đọc những câu thơ trên cũng thấy nhớ quê đến nao lòng. Chợ quê là bức tranh đời sông văn hóa của một vùng đất, chợ họp thường đem lại không khí đông vui làm nao nức lòng người trong cảm giác gần gũi, thân quen.

CHỢ QUÊ

Chợ quê họp ở đầu làng


Bên dòng sông nhỏ, bên đàng liên thôn 


Rổ rau mẹt cá mớ tôm


Đôi ba hàng thịt dăm con lợn gà 


Vài ba chục trứng bày ra


Trước là gặp bạn sau là đổi trao

 

Tiền nhiều mặc những đâu đâu 


Chợ quê góp nhặt lá trầu quả cau 


Cảnh quê nghèo túng có nhau 


Không đi nhớ bạn nhớ bầu lại đi.


Chợ tan hàng chẳng còn gì  


Tình thêm mấy đận chờ kỳ họp sau...




BA BẬC THỀM NHÀ


Thân thương ba bậc thềm nhà 


Đi vào bao lượt đi ra bao lần 


Mỗi ngày dăm chục bước chân


Hết lên lại xuống ngay sân nhà mình.

 

Ung dung như chốn cung đình 


Nhà mình mình ở thềm mình mình đi


Đậu nghè bái tổ vinh quy 


Cũng từ chập chững cô dì đỡ nâng.

 

Từ sĩ tốt đến quân vương


Nào ai quên lúc náu nương thềm nhà 


Ngàn đời từ thuở ông cha


Lớn khôn khờ dại từ ba bậc thềm...

 

     Với ông, dù đi đâu, về đâu thì hai tiếng “quê hương” thiêng liêng luôn vang vọng trong tâm khảm nhà thơ. Trong suốt chặng đường mấy mươi xuân đời, dù sống nơi thành thị tấp nập người xe song chưa bao giờ Quang Huệ quên những kỷ niệm tuổi thơ nơi quê nhà. Bài thơ đã làm lay động lòng người bởi chắc rằng nếu ai đã đọc bài thơ trên đều sẽ có những phút lắng lòng để nghĩ suy và chiêm nghiệm về giá trị đích thực của cuộc sống.

     Là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam, trên 20 năm nay ông đã xuất bản 10 tập thơ (950 bài thơ) và 1 tập tản văn: Dòng sông ký ức (Tập thơ - NXB Hội Nhà Văn); Cánh én mùa xuân (Tập thơ - NXB Hội Nhà Văn); Chợ quê (Tập thơ NXB Văn Học); Ba bậc thềm nhà (Tập thơ NXB Văn Học) và một tập tản văn Ra ngõ mà trông (NXB Hội Nhà Văn). Trong đó, ông đã ra mắt bạn đọc 5 tập thơ viết cho thiếu nhi: Gà mẹ gà con (Tập thơ thiếu nhi - NXB Thanh Niên); Chuyện gấu và mèo (Tập thơ thiếu nhi NXB Thanh Niên); trắng - đen (Tập thơ thiếu nhi NXB Thanh Niên); Công chúa Ếch (Thơ thiếu nhi NXB Văn Học); Bắc cầu vồng (Tập thơ thiếu nhi chọn lọc NXB Hội Nhà Văn). Ngoài ra, ông cho biết thêm trong thời gian tới sẽ ra mắt bạn đọc một số tác phẩm: Ra ngõ trông (Tản văn tập 2); Cửa khép hờ (Thơ) và Tuyển tập thơ Nguyễn Quang Huệ, tuyển tập "TÌNH YÊU và NỖI NHỚ".

     Bên cạnh những tác phẩm trên,nhà thơ Nguyễn Quang Huệ còn là một trong những gương mặt tiêu biểu được lựa chọn giới thiệu trong nhiều sách, báo như: Chân dung tác giả và tác phẩm văn học (NXB Hội Nhà Văn); Gương sáng - Chí bền (NXB Văn Hóa Dân Tộc và ông có nhiều bài thơ được in trong Tạp chí Người Xây Dựng.

     Ông còn vinh dự là khách mời của nhiều chương trình truyền hình về lĩnh vực thi ca như năm 2012 tham gia chương trình CLB Người yêu thơ của đài THVN; năm 2013 Đài Truyền Hình Hà Nội làm phóng sự với chủ  đề Nguyễn Quang Huệ - Hai trong một: Thơ thiếu nhi và thơ tình; năm 2014, ông là Đại biểu và là nhân vật trong phim truyền hình “Tiếng thơ vọng mãi” do VOV- TV, Viện Nghiên cứu nhân tài - nhân lực và Thi đàn VN đồng tổ chức; năm 2015 ông tham gia Chương trình “Người yêu nghệ thuật” của VOV- TV Đài Tiếng nói VN: Giới thiệu về thơ Nguyễn Quang Huệ; năm 2016 VOV- TV làm phóng sự với chủ đề: “Nguyễn Quang Huệ - Những công trình và những vần thơ”;…

     Với những đóng góp tích cực của mình, ông đã vinh dự được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Giải B (thơ) của Đoàn các cơ quan Trung ương (1965); Giải thưởng tác phẩm xuất sắc với tập thơ “Công Chúa Ếch” (2015) do Trung tâm Văn hóa Hội NCT Việt Nam bình chọn; Giải khuyến khích cuộc thi thơ toàn quốc “Tuổi cao - Gương sáng - Chí bền” do Thi Đàn Việt thuộc TTVH Hội Người Cao tuổi VN và Văn phòng sách và Tri thức Việt tổ chức (2016); tuyệt vời hơn là trang thơ Nguyễn Quang Huệ đã có trên 162.000 lượt người mở xem trang, đó là niềm hạnh phúc vô bờ đối với một nhà thơ như ông.

Gia đình Nhà thơ Nguyễn Quang Huệ

     


Nhà thơ Nguyễn Quang Huệ đến thăm cố Nhạc sĩ, 

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo


   Tự hào và hạnh phúc với những điều mình đã gặt hái được trong cả hai lĩnh vực : Xây dựng và thơ ca Nhà thơ Nguyễn Quang Huệ đã thực hiện được giấc mơ của bản thân là làm những điều thiết thực nhất để xây dựng đất nước và làm giàu cho đất nước. Trong nhiều năm qua, người kỹ sư ấy không chỉ có những đóng góp vật chất với những công trình lớn của đất nước mà còn là cả một kho tàng văn hóa lớn lao được bồi đắp bằng trái tim nhiệt thành của người con xứ Nghệ. 
Xin chúc ông sức khỏe để tiếp tục có nhiều bước tiến dài hơn nữa trên con đường thơ ca của mình!










Những người cùng phòng

(Tryện ngắn của Nguyễn Quang Huệ )

        Đó là câu chuyện những ngày chúng tôi được cử sang Cộng hòa Iraq để tham gia lao động trả nợ cho nước bạn ( 1988 – 1990 ).

      Tôi ở cùng phòng với 2 kĩ sư xây dựng là Nguyễn Văn Tuấn và ông Nguyễn Văn Phát, cùng sang Iraq với chức danh Đốc công. Trong phòng còn có kiến trúc sư Phạm Vũ Mỹ sang đây với chức danh họa viên.


  Ông Tuấn và ông Phát cùng ở Liên hiệp Tấm lớn Xuân Hòa nên dễ làm bạn với nhau. Tôi và ông Mỹ đều là dân Thiết kế nên trong sinh hoạt và suy nghĩ chiều tâm đầu ý hợp. thế chúng tôi chia thành hai bếp, tự bảo ban nhau nấu nướng vì hợp gu hợp tính. Hàng ngày tôi nấu cơm buổi chiều, ông Mỹ nấu cơm buổi sáng. Thực phẩm chủ yếu là gà quá lứa, đã đẻ gần hết trứng, do anh em cấp dưỡng của ta buôn từ chợ về. Rau cỏ, trứng hành, sữa đường, mua ở căng tin.


  Bếp nấu là dây may so của Nga, người nào cũng mang theo vài ba cái. Đế bếp bằng đất nung chuyên dùng với dây may so. Nồi niêu mua sắm tại thị trấn Sê kát, là một huyện lỵ, cách khu ở mười cây số. Ăn không dùng đũa mà dùng thìa. Cuộc sống tạm bợ lâu thành quen. Tháng đầu mới sang ăn tập thể do người Xu Đăng nấu không hợp khẩu vị nên hầu hết tự tổ chức nấu ăn.


Mỗi tháng nhà nước Iraq cấp cho 24 Đina tiền ăn kể từ khi nhập cảnh, nên ăn uống đường sữa thoải mái không bao giờ thiếu.


Qua một năm lao động vất vả, mỗi người dành dụm đổi được mấy trăm Đô. Công ty xuất khẩu lao động Vinaconex lại cho đăng ký mua xe máy của Nhật Bản. Tôi đăng mua một chiếc với giá 580 Đô la. Ông Tuấn mua một chiếc 320 Đô la. Ông Mỹ mua một xe mới với giá 1.000 Đô la. Riêng ông Phát không mua vì con gái ông là Thanh Hương, là biên tập viên Đài truyền hình VN gửi thư sang khuyên bố giữ gìn sức khỏe, để tiền bồi dưỡng bản thân chờ ngày về. Đừng lo gì cho mẹ con con ở nhà.


Sau khi Công ty Vinaconex chiếu video cảnh các bà vợ ở nhà nhận xe, mặt mày các phu nhân rạng rỡ, vui vẻ dắt xe ra khỏi công tơ nơ, các ông chồng vẫn chưa biết tường tận chiếc xe của mình.

Vợ ông Tuấn viết thư sang nói nặng lời rằng:

Anh mua xe thì mua trong nhà, đừng mua xe ngoài bãi rác. Nhục lắm vì vừa xấu, vừa cũ nát, lại hôi hám, toàn mùi nước mắm. Vành bánh, phụ tùng đều han rỉ. Sao không mua cái nhiều tiền hơn như người ta?

Ông Tuấn bực mình vì Vinaconex mua cho ông cái xe hủi lậu. Khốn nỗi ông ấy chỉ đặt loại 320 Đô la vì trước đó đã mua quần nhung, áo nỉ, khăn lông cho vợ và mấy đứa con nên chỉ mua được xe cũ đời 78, loại sừng nghé.

Vợ ông Mỹ gửi thư sang báo tin:

Anh ơi, nhà ta đã mua được xe Hon Đa đời 82, màu vàng, đèn vuông, nhưng phải vay của cô 300 Đô mới đủ.

Ông Mỹ cứ băn khoăn không hiểu màu vàng như thế nào? Có đẹp không? Ông Tuấn đang sẵn bực mình về bức thư của vợ bèn đáp một câu không ai ngờ tới:

Màu vàng là màu c.ứ.t, có gì phải hỏi !…

Cả mấy anh em trố mắt thất vọng… sau câu trả lời không mấy lịch sự làm ai cũng thấy nặng mùi, lặng người vì khó chấp nhận.

Một lúc sau, ông Mỹ hỏi tôi:

Bà ấy viết thư thế nào? Tôi trả lời ậm ừ nhát một:

-  Xe cũ, đời 81, năm mươi phân khối, màu xanh xu hào, đồng hồ

"Kim vàng giọt lệ"

Ông Mỹ kêu to:

Ông Huệ trúng độc đắc rồi. Kim vàng giọt lệ kia mà. Bao người mơ ước đấy. Loại này hiện nay ở Hà Nội được giá lắm. Dắt xe ra khỏi công tơ người hỏi mua ngay. Nhiều người săn lùng. Bây giờ đem bán ngang giá với xe tôi đấy. Ông Huệ sướng thật, tự nhiên lộc vào nhà, được lãi mấy trăm Đô.

Tôi chẳng hiểu về xe lắm chưa bao giờ có, nên chưa quan tâm.

Một số anh em thuộc Vụ Kỹ thuật, Văn phòng Bộ cùng đi một chuyến bay, không đăng ký mua với lý do không biết đi xe máy. Tới khi về nước không tiền mua xăng dầu, vả lại khi đi đường, lớ ngớ đâm vào người ta thì bán xe cũng không đền nổi. Thôi chả dại!


Tôi nói với các anh ấy: "Cứ mua đi". Có xe sẽ biết đi xe, xe sẽ tiền mua xăng. Trái lại nếu mua không đi thì bán, cũng lãi được vài trăm Đô đấy. Nhưng các anh ấy bảo muộn rồi. Chỉ còn mấy người chắc Công ty Vinaconex chẳng thèm mua hộ…

Sau khi vợ báo tin phải vay bà cô 300 Đô la, ông Mỹ nghĩ ngay đến trách nhiệm của mình là làm gì để lúc về có tiền trả nợ!…

Ông là kiến trúc sư, lại có tài vẽ truyền thần. Hàng ngày cứ hết giờ làm việc buổi chiều, về đến nhà ông ấy ngồi vào bàn ngắm nghía hết ảnh này đến ảnh khác. như thói quen nghề nghiệp.


Lâu nay ông vẫn vẽ nhưng bây giờ trở đi ông sẽ phải cố gắng hơn nữa, may chăng mới thoát nợ nần. Ba trăm Đô có nghĩa là phải vẽ  truyền thần 100 bức ảnh, mỗi bức hai đến ba ngày, tính ra gần bảy tháng. Nếu ốm đau còn nhiều hơn! Ôi ba trăm đô la, lớn lắm chứ.


Khách hàng của ông Mỹ là những người lao động Xu Đăng, Cairô, Bangladesh. Họ rất thích những bức ảnh ông vẽ. Tuy nhiên không phải bức ảnh nào khách hàng cũng hài lòng. Có ảnh vẽ đi vẽ lại mất cả tuần mà khách chê không giống, không muốn lấy ảnh, ông buồn bực cùng. Mỗi ảnh ông lấy ba Đina nhưng khách không nhận hàng mất toi thời gian lao động cật lực. Kiếm được đồng tiền đâu dễ. Ông vẫn ca cẩm như vậy.


Một hôm, sau bữa cơm chiều, ông Mỹ tâm sự thật lòng:

- Ông Huệ thế sướng thật, hết giờ làm việc là cứ vi vu, vui chơi thoải mái, chẳng lo nghĩ gì. Còn tôi, cày cuốc cả đêm lẫn ngày mà chẳng đâu vào đâu!


Ông Mỹ lại than thở rằng, mình làm tại văn phòng công trường cùng với Na Sơ mà chưa bao giờ hắn thưởng cho mình một giờ thêm giờ nào. Trái lại thỉnh thoảng tôi vẫn thấy hắn thưởng cho ông? Ông quyết không? Mình không ngờ trước mặt là một quả núi Phượng Hoàng lớn, mình không nhận biết. Phục tài. Phục tài…


Tôi trả lời: " bản hiệu quả công việc. Ông ngồi văn phòng, máy sưởi mùa đông, máy lạnh mùa hè, có khổ như những người ngoài công trường, cực thế nào, ông đâu biết. Ông sang đây với chức danh họa viên, Na chỉ ông vẽ cái gì thì vẽ cái đó, vẽ xong ngồi chơi, thế là hơn tôi rồi. Ông chỉ vất vả khi đã về nhà với những bức ảnh truyền thần, từ năm giờ chiều đến mười một giờ đêm mới nghỉ"

.

Quả thật, muốn truyền thần một bức ảnh phải tập trung trí não cao độ. Đưa được khuôn hình từ tấm ảnh bé tý ra khổ giấy A4 rất vất vả. Ăn không ngon, ngủ không yên với chúng. Vì vậy ông gầy sọp, mặt hốc hác, chứ đâu béo tốt như người khác. Chiếc kính lúp phóng đại lúc nào cũng nằm ngay trước mặt, giúp cho đôi mắt đỡ mỏi mệt khi phải làm việc liên tục. Tôi thật sự ái ngại cho ông ấy.


Một điều đặc biệt nữa mà ông Mỹ và nhiều người không biết: Tôi làm đốc công chỉ một tháng, sau đó Na Sơ, Chỉ huy trưởng công trường Cụm II bảo tôi giao lại cho người khác. Tôi không biết việc mới là gì. Trong những lúc Na Sơ ra hiện trường trao đổi và gửi cho tôi những bản vẽ nhỏ để giao nhiệm vụ cho từng tổ, tôi đã nắm được vị trí ở đâu, trục nào, tim nào, cao độ bao nhiêu đã ghi trong bản vẽ.


Một tuần sau tôi đã vẽ xong mặt bằng tổ chức thi công cho từng hạng mục, Na Sơ hỏi bản vẽ này ông lấy ở đâu? Tôi trả lời: - Lấy ngay những bản vẽ nhỏ ông đưa cho tôi. Tôi chỉ tổng hợp lại. Ông ta ngạc nhiên lắm.


Sau đó, anh Phạm Đức Hoàn, phiên dịch tiếng Anh nói với Na Sơ rằng: Ở Việt Nam, ông ấy là Trưởng phòng Kỹ thuật và Giám định của một Tổng B, trên công trường gần một vạn người thi công là nhà máy nhiệt điện Phả Lại gồm 4 tổ máy, do Liên viện trợ. Ông Huệ nhiều kinh nghiệm tổ chức thi công những công trình lớn ở Việt Nam. Na Sơ phục tài và từ khâm phục đến tin tưởng giao việc một cách trân trọng.


Mấy hôm sau, Na Sơ gọi tôi vào văn phòng công trường làm việc. Sau khi sai người phục vụ Xu Đăng pha nước chè đen và đường mời tôi uống, ông ấy nói từng lời rành mạch:

- Tôi được biết ông là kỹ sư thiết kế công trình, đã tham gia thi công nhiều công trình lớn ở Việt Nam, ông hãy giúp lập bản vẽ mặt bằng tổ chức thi công cho phần còn lại của công trình 250 và 310. Máy móc thi công tại công trường gồm những loại gì, ông biết cả rồi, có thắc mắc gì, ông trao đổi với tôi. Sau đó ông ấy giao cả tập bản vẽ gồm 20 tờ để tôi nghiên cứu.


Sau giờ làm việc mỗi ngày, tôi lại mang hồ sơ về nhà xem xét, dự tính. Sáng hôm sau lại gặp Na Sơ trình bày dự kiến và phác thảo cho ông ta nghe. Trân trọng, tin tưởng và cảm phục mà tôi cảm nhận được trên nét mặt khôi ngô, thanh tú của một người kỹ sư da trắng.


Nhà ông ấy ở thành phố Mô Sun cách công trường 180 km. Ngày nào cũng sáng đi chiều về. Đi lại bằng chiếc xe TOYOTA bốn chỗ mới tinh. Gia đình tư bản nhưng chi tiêu của họ rất đúng mực, không  ăn chơi xa hoa như những đại gia  ở xứ mình. Sau này tôi mới ngẫm ra tại sao Na Sơ giàu có mà ít quan tâm thưởng thêm giờ cho những người khác, trong đó kiến trúc Phạm Vũ Mỹ.


Tôi đưa tập bản vẽ công trình về nhà đến lần thứ tư, ra đến cổng, quân cảnh ách lại hỏi: Tài liệu này ông lấy đâu? Tôi trả lời: do ông Na Sơ giao cho tôi đem về lập bản vẽ biện pháp thi công cho công trình. Quân cảnh nói: Chúng tôi giữ lại tài liệu này. Không còn cách nào khác, tôi giao luôn cho họ.


Đây là tập bản vẽ thiết kế của một cụm công trình quân sự quan trọng. Tôi rất sợ đến sự liên lụy an toàn của bản thân mình. Tối hôm đó tôi không thể nào ngon giấc.


Sáng hôm sau gặp Na Sơ, ông ta nói: "Quân cảnh đã trao lại tài liệu cho văn phòng công trường. Từ hôm nay ông không được mang ra ngoài. Ông cứ vào đây nghiên cứu, không phải làm đêm ở nhà".


Tôi thật sự đỡ lo lắng và từ hôm đó hạn chế việc tiếp xúc với những tài liệu ấy, Tôi chỉ trao đổi trực tiếp với Na Sơ khi cùng ngoài công trường với mà thôi.


Một điều may mắn tại Cụm II, qua hai năm thi công chưa xảy ra một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng nào, mặc dù nhiều vị trí cao hàng chục mét, cheo leo, rất dễ tuột chân. Không có vụ rơi gỗ, rơi sắt thép hoặc các vật liệu nào khác gây thương tích, cũng chưa bao giờ bị sập hoặc đổ dàn giáo.


Trong xây dựng không ai nói trước được điều gì cả. Nhờ đội ngũ công nhân lành nghề, nhờ đội ngũ đốc công sâu sát và cũng nhờ biện pháp thi công hợp lý nên đã bình yên mọi nhẽ.


Hai năm trời an toàn tuyệt đối cho mọi người là điều hạnh phúc vô cùng lớn đối với người kỹ sư xây dựng như chúng tôi…


 

 

 


lăng mộ đá toyota thanh hóa