CHÂN DUNG MỘT NHÀ THƠ TÀI HOA: 

NGUYỄN QUANG HUỆ






     Người làm thơ là những người có tâm hồn vô cùng nhạy cảm, trái tim họ rất dễ rung động trước cuộc đời. Trái tim đó có thể xao xuyến khi nghe một tiếng chim hót, một khúc nhạc buồn, khi trông thấy cảnh sắc thiên nhiên thay đổi. Bởi vì “Thơ phát khởi trong lòng người” nên cảm xúc trong thơ luôn là thức cảm xúc chân thật nhất, vui buồn yêu ghét rõ ràng. Cũng như lòng người có những cung bậc cảm xúc khác nhau tùy vào hoàn cảnh thì thơ cũng vậy. Có một nhà thơ đã sống trọn một đời thơ mộng đẹp đẽ, với những vần thơ trong trẻo, lắng đọng ân tình. Ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm thơ có giá trị. Không ai khác,đó chính là Nhà thơ Nguyễn Quang Huệ - Kỹ sư xây dựng, nguyên Chủ tịch Diễn đàn văn học Nghệ thuật đường sắt và Xây dựng Việt Nam; hiện nay là Chủ tịch Diễn đàn Văn thơ Xây dựng Việt Nam, Hội viên Hội nhà văn Hà Nội và là cộng tác viên của Tạp chí Người Xây dựng.

Con đường sự nghiệp

Nhà thơ Nguyễn Quang Huệ có bút danh là Quang Huệ sinh ngày 26 tháng 12 năm 1941 tại Diễn Hạnh, Diễn Châu, Nghệ An - một vùng đất địa linh nhân kiệt. Nơi đây không chỉ có thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ mà con người nơi đây vốn thật thà và rất tình cảm. Từ nhỏ, ông đã luôn mong muốn sau này trưởng thành có thể góp phần làm giàu đẹp cho quê hương đất nước. Cho đến khi lớn lên, rồi tốt nghiệp đại học với tấm bằng kỹ sư xây dựng thì ông chính thức đã chạm đến ước mơ của mình. Với vai trò là một kỹ sư thiết kế và xây dựng, nhà thơ Nguyễn Quang Huệ đã tham gia công tác tại nhiều vị trí khác nhau: Kỹ thiết kế công tác tại Viện Thiết kế Dân dụng - Bộ Xây Dựng (từ 1962 đến 1980). Vào năm 1981, ông được Bộ Trưởng Đồng Sỹ Nguyên bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Xí nghiệp và biệt phái tại công trường Nhiệt Điện Phả Lại, sau đó là Giám Đốc Trung tâm Kinh tế Kỹ thuật Xây Dựng. Thời điểm từ năm 1988 đến 1990, ông được trao nhiệm vụ đi I-RAQ hợp tác lao động và về Tổng Công Ty - VINACONEX làm Trưởng phòng Kế hoạch kỹ thuật Quản lý dự án công ty VINACONEX 6. Đến năm 2003 thì ông được nghỉ hưu theo chế độ. Trong suốt quá trình công tác của mình, ông đã tham gia thiết kế và xây dựng nhiều công trình quan trọng của Nhà nước như: Lăng Bác Hồ, Nhà khách Chính phủ, Trung tâm báo chí Quốc tế, Học Viện Hành chính Quốc gia, Nhà máy điện Phả Lại…

Duyên nợ với thơ ca

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã viết về ông: “Nguyễn Quang Huệ làm thơ từ khi còn là sinh viên, nhưng công việc của một kỹ sư xây dựng đã cuốn ông đi, mãi đến khi nghỉ hưu, ông mới chợt nhớ tới nàng thơ thời trẻ mình đã từng say đắm. Và, tiếng gõ cửa của nàng thơ đã lại đánh thức trái tim nhạy cảm của ông thêm lần nữa. Với vai trò là một nhà thơ ông đã gây ấn tượng đặc biệt với độc giả của mình qua những tác phẩm có giá trị văn học nghệ thuật”.


 


                              Nhà thơ Nguyễn Quang Huệ trả lời phỏng vấn VOV TV


Nhà thơ Nguyễn Quang Huệ tại Sapa


Có thể thấy rằng, thơ ca khơi dậy trong con người những cảm xúc thẩm mĩ tuyệt đẹp, “thanh lọc” tâm hồn con người, chắp cánh
  cho con người bay tới những ước mơ, khát vọng. Tn i hành trình i đằng đẵng đầy chông gai của đời người, có những lúc dừng chân ngơi nghỉ , ta không thể không nghĩ về cuộc đời, v những điều tốt đẹp. Là một người sống xa quê nên trong ông cũng đầy những m tư chất chứa, đã từng có i thơ v ch đề xa quê, mặc dù không viết cho mình nhưng  có lẽ những vần thơ như thế đã nói hộ lòng ông phần nào. Ông luôn giữ cho mình tình yêu và hồn cốt của quê hương. Giống như những điều ông đã mong mỏi từ ấu thơ, vì vậy sự tâm huyết trong ông đã luôn để trong tư thế sẵn sàng đóng góp công sức, trí tuệ của mình cho quê hương giàu đẹp. Chính vì vậy,  ông  đã nhận được sự yêu mến từ mọi người xung quanh. Trong cuộc sống hàng ngày, với những hình ảnh xưa cũ trong căn nhà cha mẹ để lại, ngôi vườn và những kỷ vật. Tất cả để lại trong ông những ký ức, để ông viết nên những vần thơ với đầy chan chứa cảm xúc của một tâm hồn dễ rung động:


Ra đi từ lũy tre làng


trai quê lên phố đa mang cuốc cày


 từ ngày xa ruộng đến nay


tay chai đã lặn để thay bút cầm

 

Sáo diều xa vắng bao năm?


bờ xôi ruộng mật đã nằm vào tranh


                                             tưởng quê là mảnh đất lành 


nào ngờ lên phố ẩn danh cả đời...

 

Thôi rồi từ thuở nằm  nôi 

Chờ cho đến hẹn đáo hồi về quê...

Người kỹ sư xây dựng với niềm tin, lý tưởng và tình yêu đã viết nên những câu thơ tình say mê đắm như thế này:


“Em muốn làm dòng sông 


Cho thuyền anh xuôi ngược 


Nâng niu trên mỗi bước 


Những bến bờ anh qua.

 

Em muốn là nhành hoa 


Tỏa hương thơm dìu dịu 


Khi mặt trời soi chiếu 


Vào những buổi oi nồng.

 

Em muốn là thinh không 


Cho lòng anh tĩnh lặng 


Vượt qua bao cay đắng 


Những bước chân xa vời.

 

Nhưng không được anh ơi 


Bởi em đâu là gió


Đâu dòng sông ngọn cỏ


Là hoa là thinh không?

 

Nhưng thương anh mặn nồng

 

Như lòng em vẫn ước


Dù anh không nhận được 


Vẫn một lòng bên anh...


Tranh phác họa

Nhà thơ Nguyễn Quang Huệ

Có ai có thể nghĩ những dòng thơ kia lại là của một nhà thơ xuất thân từ một Kỹ sư  xây dựng. Người ta vẫn thường nói người xây dựng khô khan lắm, ấy vậy mà những vẫn   thơ của ông lại điệu nghệ và tình cảm đến lạ thường. Không biết có phải càng gắn bó với công việc thì tâm hồn người nghệ sĩ càng trở nên thăng hoa bay bổng để viết nên những vần thơ giàu cảm xúc hơn không. Nhưng tình yêu là một đề tài đã góp phần làm nên cho nhà  thơ Nguyễn Quang Huệ một thành công với sự nghiệp thơ văn của mình.

Đó là  những câu thơ được viết lên bởi một hồn thơ mộc mạc, dung dị mà sâu sắc tinh tế của nhà thơ xứ Nghệ - Nguyễn Quang Huệ. Có lẽ bất kỳ ai xa xứ khi đọc những câu thơ trên cũng thấy nhớ quê đến nao lòng. Chợ quê là bức tranh đời sông văn hóa của một vùng đất, chợ họp thường đem lại không khí đông vui làm nao nức lòng người trong cảm giác gần gũi, thân quen.

CHỢ QUÊ

Chợ quê họp ở đầu làng


Bên dòng sông nhỏ, bên đàng liên thôn 


Rổ rau mẹt cá mớ tôm


Đôi ba hàng thịt dăm con lợn gà 


Vài ba chục trứng bày ra


Trước là gặp bạn sau là đổi trao

 

Tiền nhiều mặc những đâu đâu 


Chợ quê góp nhặt lá trầu quả cau 


Cảnh quê nghèo túng có nhau 


Không đi nhớ bạn nhớ bầu lại đi.


Chợ tan hàng chẳng còn gì  


Tình thêm mấy đận chờ kỳ họp sau...




BA BẬC THỀM NHÀ


Thân thương ba bậc thềm nhà 


Đi vào bao lượt đi ra bao lần 


Mỗi ngày dăm chục bước chân


Hết lên lại xuống ngay sân nhà mình.

 

Ung dung như chốn cung đình 


Nhà mình mình ở thềm mình mình đi


Đậu nghè bái tổ vinh quy 


Cũng từ chập chững cô dì đỡ nâng.

 

Từ sĩ tốt đến quân vương


Nào ai quên lúc náu nương thềm nhà 


Ngàn đời từ thuở ông cha


Lớn khôn khờ dại từ ba bậc thềm...

 

     Với ông, dù đi đâu, về đâu thì hai tiếng “quê hương” thiêng liêng luôn vang vọng trong tâm khảm nhà thơ. Trong suốt chặng đường mấy mươi xuân đời, dù sống nơi thành thị tấp nập người xe song chưa bao giờ Quang Huệ quên những kỷ niệm tuổi thơ nơi quê nhà. Bài thơ đã làm lay động lòng người bởi chắc rằng nếu ai đã đọc bài thơ trên đều sẽ có những phút lắng lòng để nghĩ suy và chiêm nghiệm về giá trị đích thực của cuộc sống.

     Là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam, trên 20 năm nay ông đã xuất bản 10 tập thơ (950 bài thơ) và 1 tập tản văn: Dòng sông ký ức (Tập thơ - NXB Hội Nhà Văn); Cánh én mùa xuân (Tập thơ - NXB Hội Nhà Văn); Chợ quê (Tập thơ NXB Văn Học); Ba bậc thềm nhà (Tập thơ NXB Văn Học) và một tập tản văn Ra ngõ mà trông (NXB Hội Nhà Văn). Trong đó, ông đã ra mắt bạn đọc 5 tập thơ viết cho thiếu nhi: Gà mẹ gà con (Tập thơ thiếu nhi - NXB Thanh Niên); Chuyện gấu và mèo (Tập thơ thiếu nhi NXB Thanh Niên); trắng - đen (Tập thơ thiếu nhi NXB Thanh Niên); Công chúa Ếch (Thơ thiếu nhi NXB Văn Học); Bắc cầu vồng (Tập thơ thiếu nhi chọn lọc NXB Hội Nhà Văn). Ngoài ra, ông cho biết thêm trong thời gian tới sẽ ra mắt bạn đọc một số tác phẩm: Ra ngõ trông (Tản văn tập 2); Cửa khép hờ (Thơ) và Tuyển tập thơ Nguyễn Quang Huệ, tuyển tập "TÌNH YÊU và NỖI NHỚ".

     Bên cạnh những tác phẩm trên,nhà thơ Nguyễn Quang Huệ còn là một trong những gương mặt tiêu biểu được lựa chọn giới thiệu trong nhiều sách, báo như: Chân dung tác giả và tác phẩm văn học (NXB Hội Nhà Văn); Gương sáng - Chí bền (NXB Văn Hóa Dân Tộc và ông có nhiều bài thơ được in trong Tạp chí Người Xây Dựng.

     Ông còn vinh dự là khách mời của nhiều chương trình truyền hình về lĩnh vực thi ca như năm 2012 tham gia chương trình CLB Người yêu thơ của đài THVN; năm 2013 Đài Truyền Hình Hà Nội làm phóng sự với chủ  đề Nguyễn Quang Huệ - Hai trong một: Thơ thiếu nhi và thơ tình; năm 2014, ông là Đại biểu và là nhân vật trong phim truyền hình “Tiếng thơ vọng mãi” do VOV- TV, Viện Nghiên cứu nhân tài - nhân lực và Thi đàn VN đồng tổ chức; năm 2015 ông tham gia Chương trình “Người yêu nghệ thuật” của VOV- TV Đài Tiếng nói VN: Giới thiệu về thơ Nguyễn Quang Huệ; năm 2016 VOV- TV làm phóng sự với chủ đề: “Nguyễn Quang Huệ - Những công trình và những vần thơ”;…

     Với những đóng góp tích cực của mình, ông đã vinh dự được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Giải B (thơ) của Đoàn các cơ quan Trung ương (1965); Giải thưởng tác phẩm xuất sắc với tập thơ “Công Chúa Ếch” (2015) do Trung tâm Văn hóa Hội NCT Việt Nam bình chọn; Giải khuyến khích cuộc thi thơ toàn quốc “Tuổi cao - Gương sáng - Chí bền” do Thi Đàn Việt thuộc TTVH Hội Người Cao tuổi VN và Văn phòng sách và Tri thức Việt tổ chức (2016); tuyệt vời hơn là trang thơ Nguyễn Quang Huệ đã có trên 162.000 lượt người mở xem trang, đó là niềm hạnh phúc vô bờ đối với một nhà thơ như ông.

Gia đình Nhà thơ Nguyễn Quang Huệ

     


Nhà thơ Nguyễn Quang Huệ đến thăm cố Nhạc sĩ, 

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo


   Tự hào và hạnh phúc với những điều mình đã gặt hái được trong cả hai lĩnh vực : Xây dựng và thơ ca Nhà thơ Nguyễn Quang Huệ đã thực hiện được giấc mơ của bản thân là làm những điều thiết thực nhất để xây dựng đất nước và làm giàu cho đất nước. Trong nhiều năm qua, người kỹ sư ấy không chỉ có những đóng góp vật chất với những công trình lớn của đất nước mà còn là cả một kho tàng văn hóa lớn lao được bồi đắp bằng trái tim nhiệt thành của người con xứ Nghệ. 
Xin chúc ông sức khỏe để tiếp tục có nhiều bước tiến dài hơn nữa trên con đường thơ ca của mình!










0 nhận xét :

Đăng nhận xét

lăng mộ đá toyota thanh hóa