(
Nhà thơ Nguyễn Quang Huệ
Chủ
tịch Diễn đàn Văn thơ Xây Dựng )
Tôi có việc tới Tạp chí Thơ (Hội nhà văn VN) nhận tạp chí số mới, nhân thể ghé vào thăm nhà thơ Trần Đăng Khoa, tặng anh tập tuyển thơ thiếu nhi BẮC CẦU VỒNG vừa mới xuát bản. Nhắc đến nhà thơ ai cũng biết anh là thần đồng cách đây 50 năm. Lúc anh mới 8 đến 10 tuổi. Thơ Trần Đăng Khoa ghi dấu ấn bao thế hệ bạn đọc: Hạt gạo làng ta, Vàng ơi, Mẹ ốm… Rất nhiều, rất nhiều bài thơ hay, nhiều người thuộc. Tập thơ GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI của anh đã tái bản hàng trăm lần. Thơ anh đã đi vào sách giáo khoa các lớp tiểu học, trung học của các em thiếu nhi. Bao bản nhạc hay lay động lòng người cũng đã lấy thơ anh làm lời cho các ca khúc đó. Thơ anh còn được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài v.v… Kể sao cho hết những thành công về thơ của anh: Nhà thơ Trần Đăng Khoa. Bảo tàng văn học VN chắc chắn không quên những sáng tác của anh đã đóng góp cho nền văn học nước nhà. Anh là người rất khiêm tốn, có chút hài hước, thường không thích nghe những lời ca ngợi về mình. Trong bài thơ “Gửi bác Trần Nhuận Minh” (Anh trai TĐK) viết năm 1998, bài thơ có 9 khổ, tôi thích nhất hai khổ thơ thứ 3 và thứ 4:… “Bác âm thầm chìm nổi / Cùng kiếp người lang thang / Em lông nhông bầu bạn / Với kiến đen chó vàng / Biết bao nhiêu giun dế / Đã khiêng vác em lên / Tên tuổi em xủng xoảng / Những mõ ran trống rền”…Những câu thơ ngộ nghĩnh nhưng rất lạ và rất thơ, đọc lên ai cũng vui cười và khâm phục….
Nghe
tiếng gõ cửa, anh gọi to: xin mời vào. Anh đứng dậy bắt tay, pha chè mời tôi uống
nước, thân tình như gặp lại người bạn cũ ở xa về. Trên bàn làm việc bề bộn
những sách là sách. Bàn tiếp khách đặt ngay cạnh cửa ra vào, diện tích phòng làm
việc của anh chưa đến 20 mét vuông. Bên cạnh là phòng làm việc của Chủ tịch Hội
Nguyễn Hữu Thỉnh.
Phút niềm nở ban đầu làm tôi tự nhiên
hơn. Nói đến Trần Đăng Khoa thì ai cũng biết vì anh là người của công chúng. Anh
chưa biết tôi vì lần này là lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau. Anh chủ động hỏi
chuyện luôn:
-
Chắc bác có việc?
-
Có, nhưng việc không quan trọng. Tôi biết anh đã chuyển sang Hội Nhà Văn và được
bầu làm Phó Chủ Tịch Hội. Tôi ghé thăm anh và chúc mừng anh nhận nhiệm vụ mới.
Anh nói luôn: Tôi sang Hội đã hơn một năm nay, trước đây ở bên Đài Tiếng nói
Việt Nam …
Qua
mấy lời chào hỏi xã giao, tôi trao tặng anh tập thơ. Đón nhận một cách trân
trọng, ngắm nhìn kỹ lưỡng anh nói: thơ thiếu nhi à? Anh nhận xét: Tập thơ dày
dặn, đến gần 300 trang, bìa đẹp, trang nhã lại là bìa cứng nên sách đẹp lắm.
Nhà xuất bản Hội Nhà văn đây mà. Rồi anh trao đổi: Làm thơ cho thiếu nhi là đề
tài khó, nhất là lớp người cao tuổi như các bác. Trước đây tôi chỉ sáng tác cho
tôi, lúc tôi trên dưới mười tuổi, chả viết cho ai. Quan sát, cảm nhận thế nào
viết thế ấy. Sau này lớn lên vào quân đội lại viết cho người lớn. Có lần Nhà
xuất bản Kim Đồng đặt hàng viết truyện thiếu nhi, tôi viết cuốn ĐẢO
CHÌM.
Khi đọc lại hóa ra không phải cho thiếu nhi mà cho người lớn. Vậy là tôi chuyển
sang cho Nhà xuất bản Thanh Niên. Đến nay cuốn sách này đã tái bản trên 40 lần.
Trở
lại tập thơ tôi tặng anh nói tiếp: Vậy là bác đã xuất bản tới chín tập rồi à?
Mấy trăm bài chứ ít gì? Bác có viết truyện cho thiếu nhi không?
-
Tôi chỉ làm thơ, đủ thể loại, còn truyện thì có viết nhưng ít hơn. Với lại chỉ
viết mấy truyện vui ngắn cho người lớn là chính, Tôi trả lời.
Lật
đi lật lại tập thơ anh góp ý:
-
Ảnh tác giả nên để cả trang vì bìa cứng in thế này trông nó chắp vá. Các thông
tin khác in ở bìa cuối, như vậy người đọc dễ nhận thông tin hơn. Những hình ảnh
minh họa nên chọn lọc kỹ càng và ít thôi, thơ là chính…
Tôi
nói với anh giá như tôi gặp anh sớm hơn chắc chắn sẽ bớt được những khiếm
khuyết như trên. Nhưng bây giờ thì muộn rồi. Thôi để các tập sau này hoặc lúc
tái bản, nếu có in tôi sẽ làm theo những ý kiến gợi ý của anh. Anh đề nghị tôi
ghi lại số điện thoại và hứa sẽ đọc tập thơ tôi tặng, có điều gì cần trao đổi
anh sẽ gọi điện cho tôi sau.
Một thời gian sau, kênh VOV của đài Tiếng
nói Việt Nam
đã giới thiệu thơ thiếu nhi của tôi trên sóng. Tôi vui mừng vì đã được phát đi rộng
rãi trên phương tiện truyền thông của nhà nước. Bà con hàng xóm quanh nhà và
bạn bè đã xem và chia sẻ tin vui ấy với tôi.
Điều tôi vui nhất là được các em đón đọc
và khen ngợi. Có em đã thuộc cả tập thơ và đọc không cần cầm sách cho tôi nghe.
Có em vì mang đến lớp đọc nên các bạn tranh nhau đã làm rách một số trang nên về
mách mẹ, đòi mẹ mua tập thơ mới. Có em lên mạng gửi cho tôi: cháu ước ao có
được một tập thơ Bắc Cầu Vồng của bác. Hết bao nhiêu mẹ cháu sẽ gửi tiền cho
bác. Mấy phụ huynh quanh xóm cũng phàn nàn với tôi: anh tặng có một quyển về
nhà các cháu nội ngoại tranh nhau, kiện tụng om sòm và trách sao bà lại mua có
một quyển?
Vậy đấy các bạn ạ. Xuất phát từ nhu cầu
thực tế ấy tôi đã xin tái bản tập thơ này. Tái bản lần này hoàn chỉnh hơn theo
ý kiến đóng góp của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Có bài được sửa gọn hơn, bớt đi
những bài còn sơ sài và bổ sung vào những bình luận và nhận xét của các nhà
thơ, nhà văn là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam . Đồng thời lược bỏ những tranh
vẽ minh họa ít chất lượng và giành cho thơ là chính…
Sau cuộc gặp gỡ nhà thơ Trần Đăng Khoa,
anh đã làm tôi ngạc nhiên về sự chân tình và thẳng thắn, cởi mở và đầy tình bạn
trong công việc sáng tạo của những người đã cầm bút lâu năm…
Hà Nội tháng 9 năm 2016
Tháng
05 năm 2019