Nón úp nón ngửa

      Thưa bạn đọc.
 
     Tôi có ông bạn thân là KSXD, đồng thời là nhà báo, nhà văn có tài. Hơn hai mươi năm trở lại đây ông đã viết nhiều bài báo mang tính phản biện rất sắc sảo mà ai đọc cũng thấy kiến thức xã hội của mình còn chưa đầy đủ, khi đọc cuốn "XÂY DỰNG VÀ TRĂN TRỞ" của ông. Ông viết truyện ngắn, truyện ký lại càng hay, nhiều câu chuyện đến thật tình cờ mà có sức hấp dẫn đặc biệt với những ai quan tâm đến xã hội, đến con người...Ông là Nguyễn Xuân Hải, hiện là trưởng ban biên tập tạp chí NGƯỜI XÂY DỰNG của Tổng Hội XD VN.
      Xin giới thiệu cùng bạn đọc hai câu chuyện "NÓN ÚP NÓN NGỬA" và  "HƯƠNG THÁI LAN"
trong tập " TRUYỆN VÀ KÝ " của Ông do NXB VĂN HỌC cấp phép xuất bản gần đây như sau :



                                 NÓN ÚP NÓN NGỬA[1]
Trong quán thịt chó Nhật Tân, một chuyên gia Việt ngồi nhậu với một thương gia đại Pháp quốc, vị thương gia này ngồi xếp bằng tròn trên sàn gỗ, gắp miếng chả chó chấm với mắm tôm chanh ớt, bẻ đôi củ sả cho vào miệng, uống cạn chén rượu nếp cái hoa vàng, khà một tiếng, chà tuyệt... chỉ từng ấy cử chỉ, đã minh chứng rằng ông đã là thổ công của nước Việt ta. Họ nói chuyện đủ thứ trên trời dưới đất, rồi chuyển sang chuyện phiếm về tham nhũng lúc nào không hay.
Ông ta thao thao: - Tham nhũng thì nước nào mà chẳng có, đó là vấn nạn toàn cầu mà, ở Pháp chúng tôi cũng vậy thôi, nhưng tham nhũng của chúng tôi nó khác với tham nhũng của các ông. Tham nhũng ở Pháp giống như cái nón để ngửa còn tham nhũng ở Việt Nam nó giống như cái nón để úp.
Vị chuyên gia Việt ngẩn tò te, tại sao của hắn là ngửa của mình là sấp, chẳng hiểu lão ta định nói gì, chắc là vì uống nhiều rượu nếp quá nên lão nói lung tung.
Ông cứ bình tĩnh nghe tôi nói cái đã, ở nước các ông, nước mà tôi coi là quê hương thứ hai của tôi đó, nó có nhiều điều kỳ lắm, nó chẳng giống ai cả. Bất kỳ ai được giao một trách nhiệm gì dù nhỏ đến to, hễ có tí chức tí quyền đều có thể tham nhũng. Rồi ông kể có một lần đi chơi, khi vào cổng làng, có một chiếc barie, anh lái xe đưa 5.000 đồng cho người gác cổng và chiếc barie được dựng lên, trong khi đó biển đề phí vào làng phải là 10.000 đồng. Lẽ ra chúng tôi phải nộp 10.000 đồng và người gác cổng phải đưa cho tôi một cái vé. Như vậy cả hai bên cùng có lợi, người gác cổng thì được 5.000 đồng, còn chúng tôi thì đỡ 5.000 đồng. Đi xin một tài liệu lưu trữ, ngoài phí theo quy định, nếu không lót tay cho người lưu trữ thì không xong. Đi xin một con dấu vô thưởng vô phạt cũng phải lót tay, không lót tay thì họ kiếm đủ cớ để gây khó khăn làm cho công việc của mình bị đình trệ vì những việc không đáng có. Còn với những con dấu quan trọng thì thôi khỏi phải bàn. Vậy là tham nhũng tràn lan từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến đồng bằng... Muốn chống tham nhũng phải chống bằng cơ chế, pháp luật. Nghĩa là phải vạch ra mọi tình huống tham nhũng để xử lý chứ không thể nói chung chung được.
Nên hiện nay các ông rất khó chống tham nhũng bởi tham nhũng nó thành một hệ thống từ trên xuống dưới, nó giống như cái nón úp, mà cái nón úp thì nó bền vững lắm, không thể đổ được, cùng lắm thì ông di chuyển nó chỗ này thì nó đến chỗ khác, có thể nói nó vững như bàn thạch, lật ngược nó lên rất khó. - Thế nước ông nó giống như hình nón ngửa nghĩa là sao?
Ở nước chúng tôi, muốn tham nhũng được thì phải ở trên thượng tầng, đó là những người có chức có quyền cực lớn mới có thể tham nhũng được, thế nên nó giống như cái nón để ngửa, rất dễ bị quật đổ. Chẳng nói đâu xa, Jacques Chirac, cựu Tổng thống Pháp cũng phải ra hầu Tòa vì bị nghi là trong thời gian làm Thị trưởng Paris bị tố cáo là có tham nhũng. Ngay cả Nicolas Sarkozy, mới đây thôi, ngay khi còn đang ngồi tại điện Elyseé đã bị tố cáo là có liên quan đến tham nhũng trong lần tranh cử lần trước, cho nên cái ghế Tổng thống của ông ta đã bị bay tại nhiệm kỳ hai. Lẽ ra thông thường nhiệm kỳ hai thường là dành cho Tổng thống nhiệm kỳ một, bởi lúc đó Tổng thống vẫn đầy đủ quyền lực.
Như để minh họa câu chuyện của mình cho nó linh hoạt, vị thương gia này mượn ngay một chiếc nón của gia chủ: - Đấy ông thấy chưa, cái nón để úp làm sao lật được, nó vững thế này kia mà, còn cái nón để ngửa, trước tiên là ông không thể để đứng được trừ phi ông khoét một cái lỗ ở sàn để giữ cho cái chóp nón nó khỏi bị lật, còn hiện nay nó đang nằm ngửa, chỉ một cơn gió nhẹ nó cũng đủ bay.
Xuân Quý Tỵ 2013


[1] Tham khảo: Như Thổ
   Cổ học... ranh ma




                                               HƯƠNG THÁI LAN

Thu Hương là Việt kiều Thái. Gia đình Hương từ ông bà, bố mẹ, anh chị em đều ở Thái Lan từ mấy đời nay và sống bằng nghề buôn bán tạp hoá, có cửa hàng, cửa hiệu riêng, có thương hiệu, thuộc loại tiểu thương khá giả phong lưu, chị em Hương đều được học hành đến hết cấp trung học của trường Thái. Hương, tiếng Thái gọi là Thu. Kết hợp hai ngôn ngữ gọi là Thu Hương cho tiện.
 Hương người cao ráo, trắng trẻo, xinh đẹp, hàm răng đều đặn, tóc đen dài, duyên dáng, nết na và thuộc mốt chân dài. Hương có người chị gái tên Lan, lấy chồng là công chức bên ngành giao thông ở Lào. Lan ở Lào với đồng lương của chồng cũng đủ ăn và khá sung túc cho cả gia đình. Nhưng ăn không ngồi rồi rất buồn, tính Lan lại hoạt bát, năng nổ nên Lan đã mở cửa hàng tạp hoá ở trong chợ và mời cô em Hương từ Thái sang cùng làm ăn cho có chị có em. Hương cũng muốn thay đổi không khí, nên khi được chị mời là sang liền. Mạnh là kỹ sư, cán bộ giám sát thi công đường bộ từ Việt Nam sang, trong một dự án giao thông hợp tác Việt - Lào.
Một hôm sau giờ giám sát công trình, Mạnh đi lang thang ở chợ, cũng chỉ để xem hàng chứ không có ý định mua bán gì. Gặp Hương ở cửa hàng trong chợ, hai người làm quen với nhau ngay. Mới nhìn nhau lần đầu mà cảm giác như là đã thuộc về nhau từ lâu rồi. Có thể nói là tình yêu sét đánh. Hôm Mạnh đến nhà ông công chức giao thông của Lào để bàn công việc, không ngờ lại gặp Hương ở đó, và cái ông công chức đó lại chính là anh rể của Hương. Mạnh là con trưởng, cũng là đứa con trai duy nhất của vợ chồng ông cán bộ ngành giao thông đã về hưu, bố mẹ anh, mong anh lấy vợ như ruộng nứt nẻ muốn có mưa rào. Bởi anh đã tuổi trên băm. Cuộc gặp bất ngờ tại nhà anh rể, khiến họ đã đi đến quyết định hôn nhân một cách nhanh chóng, bởi nguồn gốc gia đình đã được xác minh. Đám cưới tổ chức đơn giản nhưng được tiến hành ở ba nước: một ở Lào, một ở Thái và một ở Việt. Nhưng ở Việt đám cưới được tổ chức đầy đủ nhất, có một đoàn đại diện của nhà gái từ Thái bay qua, vợ chồng cô chị từ Lào cũng sang dự. Cưới xong, cô dâu ở lại Việt và chú rể cũng vừa kết thúc công trình ở Lào. Một năm sau khi cưới, Hương sinh được cậu con trai khôi ngô bụ bẫm.
Gia đình sáu miệng ăn, trông vào hai sổ lương hưu của vợ chồng ông bà già nguyên là cán bộ trung cấp và lương của anh kỹ sư đương chức, sao mà đủ được. Hương không thể chỉ ở nhà nuôi con. Cô phải hoạt động để kiếm tiền. Với bản năng di truyền cái nghề của cha mẹ để lại, Hương quan sát tìm hiểu “Việt Nam cần hàng gì của Thái, của Lào; Lào, Thái cần hàng gì của Việt Nam”. Thế là cái tam giác kinh doanh Việt - Thái - Lào được hình thành. Người làm nhiệm vụ trung chuyển, áp tải các mặt hàng là Lâm. Lâm có vợ con, gia đình đàng hoàng, Lâm là con người đứng đắn, mẫu mực, giao dịch khéo, biết lái xe tải, xe con... Nhân vật nắm vai trò chủ chốt của đường dây chính là Hương. Cháu nhỏ có ông bà chăm nuôi, Hương tập trung vào kinh doanh. Tiền về nhà Hương mỗi ngày một tăng.Toàn bộ nội thất, trang thiết bị hiện đại của nhà chồng đều do Hương sắm. Nhà còn lên thêm một tầng cho rộng rãi, khu vệ sinh, bếp, toàn thứ đắt tiền. Cả nhà chồng Hương đều tiêu tiền thoải mái. Có tiền, Mạnh trở nên hư đốn, lơ là việc công, toàn lấy tiền của vợ đi bao gái. Hương biết nhưng cũng coi như không biết, bỏ qua, không ghen tuông, không chì chiết. Ngược lại, Mạnh lại tỏ ra ghen tuông với Lâm, vì nghĩ rằng Lâm có ý chim chuột vợ mình. Nhiều lần Lâm bị xúc phạm nhưng cố nhịn. Càng về sau Mạnh càng vô lý và quá đáng đến mức cả Hương cả Lâm đều không thể chịu được. Đỉnh điểm cao nhất là Mạnh đã đánh Hương tơi tả, đánh vô cớ, không có nguyên nhân, không có bằng chứng gì. Bố mẹ chồng lại bênh con trai chằm chặp. Quá tức giận, Hương đã tuyên bố dõng dạc và rất khiêu khích: “Anh đừng tưởng tôi là vợ anh thì anh muốn làm gì tôi thì anh làm. Anh cấm đoán tôi cũng không được đâu”. Rồi Hương gầm lên: “Thể xác của tôi là của tôi, không phải là của anh, tôi muốn cho ai là quyền của tôi”. Bố mẹ chồng và chồng Hương nghe câu đó cứ đứng phỗng ra như trời trồng. Thằng cu con ngơ ngác không hiểu người lớn đã có chuyện gì. Không ngờ cô con dâu lại có câu nói ghê gớm đến vậy, câu tuyên ngôn mà từ kim chí cổ chưa có người phụ nữ Việt Nam nào dám nói. Thế là cuộc hôn nhân tan vỡ sau đó một tháng. Hương được quyền nuôi con và phải ra khỏi nhà chồng. Sẵn có tiền lại được sự hỗ trợ thêm của vợ chồng người chị ở Lào và của bố mẹ bên Thái, Hương đã mua được ngôi nhà 3 tầng mặt phố nhỏ. Hai mẹ con sống tại đó. Hương nuôi con hoàn tòan, không cần chồng chu cấp. 4 tháng sau ly hôn, Mạnh cưới vợ khác, rồi lại đẻ được đứa con trai. Hai mẹ con Hương như bị lãng quên trong tâm trí nhà chồng. Cái cậu con trai là cháu đích tôn của ông bà là bố mẹ Mạnh, nhưng ông bà cũng quên luôn nó vì đã có đứa cháu mới. Vả lại chỉ có quan tâm bằng cái lỗ mồm mà không có vật chất kèm theo thì nó cũng nhạt nhẽo lắm... Từ hôm Hương rời khỏi nhà, bố mẹ Mạnh và Mạnh chưa một lần đến thăm thằng bé, không cần biết nó ốm đau, mạnh khỏe ra sao. Không hiểu họ là giống người gì!
Hương một mình nuôi con cũng khá cực nhọc. Cái đường dây buôn bán ba nước nhiều lúc bị đứt đoạn vì thằng bé cứ ốm đau luôn, nhất là khi nó phải nằm viện. Lâm phải thường xuyên đến nhà Hương vì công việc buôn bán. Tuy vậy cũng bị Hương hạn chế đến mức tối đa, vì cũng muốn chứng tỏ với bên nhà chồng biết là mình hoàn toàn trong sạch, hơn nữa còn muốn giữ gìn hạnh phúc cho gia đình nhà Lâm. Nhưng rồi hoàn cảnh kinh tế và điều kiện không cho phép cứ cố giữ gìn như thế mãi được. Hương đã gửi con bán trú tại trường để thuận tiện cho việc buôn bán nhưng nhiều lúc cũng không ổn vì thằng bé con có nhiều chuyện phải đáp ứng cho nó. Lâm thấy thực sự thương cho hoàn cảnh éo le của Hương. Một lần, anh nửa đùa nửa thật: “Thôi cậu cứ tập trung nuôi dạy con, việc buôn bán để tớ lo cho, vốn mỗi người góp một nửa, lãi chia đôi sòng phẳng, có sổ sách đàng hoàng, tớ không tính tiền công... nhưng với điều kiện là cậu phải vui vẻ và chiều tớ tới số...”. Nói rồi Lâm nheo nheo mắt tình tứ với Hương. Hương tự nhiên thấy nghẹn đến tận cổ, mọi uất ức dồn nén bấy lâu nay tập trung vào nơi bàn tay mềm mại bỗng nẩy lửa, một cái tát như trời giáng lên mặt Lâm, nảy đom đóm con mắt: “... Này thì chiều tới số này”, “Này thì tới số này”, nói rồi lại bồi thêm một quả tát nữa. Bị một cú quá bất ngờ, và cũng rất đau, Lâm đứng lặng hồi lâu, lấy tay xoa xoa bên má đỏ tím, rồi rất bình tĩnh: “Tớ nói là nói vậy, còn đồng ý hay không là việc của cậu, chứ tớ đã làm gì cậu đâu mà cậu hung dữ là vậy”. Hương ôm mặt khóc. Hai người lặng lẽ, rồi cả hai không ai bảo ai đều đồng thanh: “Coi như hôm nay không có chuyện gì xảy ra”.
Những ngày sau đó họ lại bàn bạc việc kinh doanh, đúng là “Coi như hôm đó không có chuyện gì xảy ra”.
Dù muốn hay không thì Hương vẫn phải cần tiền, bởi nuôi thằng bé khá tốn kém, nó lại hay ốm đau. Vì thế Hương không thể không nhận tiền của Lâm được, hết lần này đến lần khác, khá nhiều tiền. Tuy có ngôi nhà 3 tầng, có trang thiết bị đầy đủ, nhưng chỉ là cái xác, còn phải có tiền để vận hành nó, nào điện, nước, gas, điện thoại, mạng, vệ sinh, xà phòng... rồi tiền đóng góp ở khu phố... ti tỉ thứ tiền, lúc hỏng cái này, lúc phải sửa cái kia.
Một chiều, Lâm đến nhà, Hương đã gửi con bán trú, đến tối mới phải đón. Hương ra khóa trái cổng, cửa ngoài và đóng rèm lại. Pha trà mời Lâm uống nước... vào phòng trong, thoa lớp phấn trắng hồng lên má, xịt chút nước hoa nhẹ... Lâm đứng lên, đi đi lại lại, nhìn quanh quẩn xung quanh phòng, chăm chú xem tranh ảnh treo trên tường. Hương tiến sát gần Lâm thốt kêu lên: “Trời ơi! Tôi nợ anh Lâm nhiều tiền quá rồi”. Nói rồi, nhanh tay, Hương cởi ngay cái áo mặc ngoài vứt xuống ghế, để lộ bộ xu chiêng đen làm tôn đôi vai tròn lẳn và bộ ngực trắng nõn nà... “Đây... thân tôi đây... anh cứ sử dụng đi... tôi sẽ chiều anh tới số... tới số...”, vừa nói Hương vừa run bần bật, người tự nhiên như nhũn ra. Lâm bá vai Hương, rồi sờ sờ... nắn nắn... miệng nuốt nước bọt ừng ực... thèm. Đột nhiên như tỉnh cơn mê, Lâm buông tay xuống: “Thôi mặc áo vào đi, tôi không cần đâu, đừng làm thế, tôi không thích thế đâu...” Hương không những không mặc áo vào mà ngược lại tung nốt cái xu chiêng màu đen ra, lộ luôn đôi bầu vú căng tròn. Hương ôm chặt Lâm, thở hổn hển rồi đẩy Lâm vào giường. Cô cởi nốt đồ, đè lên người Lâm, chủ động vuốt ve Lâm rồi từ từ cởi cúc áo sơ mi, cởi dây lưng giúp Lâm, cho tới khi cả 2 trần như nhộng...
Hai sinh vật quần thảo nhau trên giường hơn nửa giờ. Trong nửa giờ đó họ chỉ hành động, không ai nói với ai một lời nào, chỉ thỉnh thoảng khe khẽ, khe khẽ có tiếng rên...
Xong việc, cả hai đều mặc quần áo chỉnh tề, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ, chẳng ai hiểu ai nghĩ gì.
Với Lâm, anh đã loé ra một cao kiến không hiểu là nhân đạo hay độc ác... Còn với Hương thì bị mất phương hướng hoàn toàn...
Hai ngày sau Lâm dẫn một người đàn ông trung niên đến, người đàn ông khỏe mạnh, hào hoa phong nhã, vẻ trí thức hiện rõ ra mặt. Lâm giới thiệu với Hương đây là anh Minh, anh họ của Lâm. Hương pha trà mời khách ngồi, lại còn bưng thêm một đĩa, trên đĩa có đặt hai phong sôcôla của Nga. Lâm kéo Hương vào phòng trong và nói nhỏ: “Cậu nhớ chiều ông anh tớ như đã từng chiều tớ hôm vừa rồi, mọi nợ nần giữa chúng ta, tôi xoá sạch cho cậu, cậu không phải lo việc trả nợ cho tớ, bây giờ tớ có việc phải đi”.
Minh là giáo sư tiến sĩ, làm việc ở một cơ quan nghiên cứu khoa học, vợ anh mới mất năm ngoái vì căn bệnh hiểm nghèo, để lại cho anh một cô con gái nhỏ chưa đầy 3 tuổi. Lâm gọi điện cho Minh từ hôm trước, nói: “Chiều mai anh nhớ ở nhà, em sẽ đón anh, đưa anh đi đến một nơi, rất cần cho anh đấy”. Lâm chỉ nói có vậy, không nói rõ là “cần cho anh” là cần cái gì. Minh đoán già đoán non, chắc là đi tìm mẹ kế cho con bé con. Nếu vậy thì quá hay, mình cũng đang rất cần, cảnh gà trống nuôi con một mình khổ hết chỗ nói.
Khi Lâm ra về trong nhà chỉ còn Hương và Minh. Mới thoáng nhìn Hương, Minh đã bị hút hồn, Minh thầm nghĩ, người phụ nữ này mà làm mẹ kế con My thì hay biết mấy, nhưng lý trí lại yêu cầu cần phải bình tĩnh, bình tĩnh, hình thức thì trên cả tuyệt vời rồi, nhưng cần tìm hiểu kỹ cô ta, xem đạo đức tư cách thế nào, cái đó mới là quan trọng số một, cô ấy có chịu làm kế không, có yêu con gái mình thật lòng không, vì thế nhiệm vụ của mình chiều nay là cực kỳ trọng đại. Bằng những biện pháp khoa học vốn có, phải đi tắt đón đầu, phải làm sao nắm được cái cơ bản nhất. Xem quan điểm sống của cô ấy ra sao, lý tưởng sống là gì... cho nên câu chuyện với Hương cứ nhát gừng, nhát gừng, nhiều lúc chẳng câu nào ăn nhập với câu nào, nhưng đó chính là thuật tìm hiểu, điều tra của Minh, mà thuật này chỉ có trình độ giáo sư tiến sĩ mới có được...
Còn với Hương thì nhiệm vụ đã rõ, phải thực hiện bằng được lời của Lâm “Cậu nhớ chiều ông anh tớ như đã từng chiều tớ hôm vừa rồi”. Lâm đã xoá hết nợ cho Hương rồi, không thể phụ lòng Lâm. Không chỉ thế, bản thân Hương bao lâu nay chịu kìm chế tình dục kể từ ngày ly hôn với chồng, lại vừa mới được Lâm khơi dậy cách đây mới hai hôm, sự ham muốn đã được khơi lại, nay càng trở nên mãnh liệt hơn, vả lại được quan hệ ân ái với con người hào hoa phong nhã kia, dẫu có nằm mơ cũng không thấy. So với anh này thì Lâm và Mạnh có mà xách dép cũng không đáng. Ý muốn chiếm đoạt Minh càng thôi thúc trong Hương. Chính vì vậy mà khi nghe những câu hỏi nhát gừng của Minh, Hương rất sốt ruột, rất nóng lòng muốn “chiều ông anh của Lâm tới bờ tới bến”. Chính vì thế mà Hương không kìm được lòng mình và tiếp tục diễn lại cái bài giống hệt như đã làm với Lâm hai hôm trước, nhưng làm quyết liệt hơn, táo tợn hơn, và cũng điêu luyện hơn...
... Xong việc, Minh và Hương lại quần áo chỉnh tề. Với Minh, như một cơn mê, mình đến đây có phải làm việc đó đâu. Tìm mẹ kế cho con My, phải mất dăm bảy tháng tìm hiểu, phải có lễ ăn hỏi, phải mua sắm váy cho cô dâu, chụp ảnh, tổ chức lễ cưới, mời mọc bạn bè, đăng ký kết hôn, tốn kém bao nhiêu thời gian và tiền của. Vậy mà bỏ qua mọi chuyện, đi tắt đón đầu... Chớp nhoáng không đầy một tiếng đồng hồ quen biết nhau đã đè con người ta ra làm chuyện ấy. Thật không hiểu nổi. Cuộc đời anh, từ lúc cưới vợ cho đến giờ, anh chỉ biết có vợ, không chung chạ với bất kỳ người phụ nữ nào khác, anh không biết kiểu bóc bánh trả tiền là gì. Anh mơ hồ không còn phân biệt được đúng sai. Mọi lập luận trong anh về luân lý đạo đức nay bị đổ nhào... Bây giờ đã đến lúc phải về, biết nói chuyện gì nữa đây, câu chuyện tìm hiểu đạo đức để tìm mẹ kế cho con My vừa qua là quá vô nghĩa. Mình đã bóc bánh rồi, mà thực ra là người ta đã bóc bánh sẵn đưa đến miệng mình, nhưng mình đã ăn một cách ngon lành. Cả đời Minh chưa bao giờ được thưởng thức cái bánh nào thơm ngon đến thế. Ăn bánh rồi thì bây giờ phải trả tiền đi chứ. Nhưng trả tiền bao nhiêu, thằng Lâm nó có nói với mình gì đâu. Đứng dậy ra về thì mặt mo, người ta kéo lại đòi tiền thì mình tính sao. Suy đi tính lại, lấy hết dũng khí nam nhi, anh mới lý nhí được một câu: “Bao nhiêu? Cho tôi gửi tiền”. Hương, trong mơ màng: “Tùy anh”. “Tùy anh”, vậy là đánh đố mình rồi.
Để có một đêm ngủ với vợ mới cưới phải mất cả trăm triệu, tốn kém cả năm trời đeo đuổi, vậy mà mới chỉ tìm hiểu chưa đầy một tiếng đồng hồ, chẳng phải qua một thủ tục gì mà đã có được niềm khoái lạc trên cả tương đương, vậy trả bao nhiêu đây, Minh đau đầu quá... khó hơn cả phải giải phương trình vi phân bậc 6. Muốn ra sao thì ra, cuối cùng Minh quyết định đứng dậy, móc hết tiền trong ví, cả tiền chẵn đến tiền lẻ, đặt sang bàn bên cạnh, chặn cái cốc lên trên: “Thôi chào cô, tôi về đây”.
Sau khi Minh về, Hương suy nghĩ mung lung lắm, rồi, vô cùng tức giận bản thân vì cái hành động tồi tệ của mình. Hình dung lại sự việc xảy ra lúc đó, rõ ràng, anh ta đến đây không phải để muốn làm chuyện ấy. Mà ngay cả hai hôm trước nữa, Lâm đến cũng không phải vì muốn làm chuyện ấy. Mình nhơ nhuốc đến thế, đê tiện đến thế, mình khốn nạn đến thế là cùng. Nghĩ rồi Hương ôm mặt khóc rưng rức. Cuộc đời, nay, tay đã nhúng chàm rồi làm sao gột được. Hương muốn nhảy lầu tự tử, muốn uống một liều thuốc sâu để kết thúc cuộc đời. Nhưng chợt nghĩ còn đứa con trai đang ở trường đợi mẹ đến đón, nghĩ đến bố mẹ già, chị em bên Thái, bên Lào... không thể chết được, không thể vô trách nhiệm với người thân được...
Trời đã tối sẫm, Hương vội vã phóng xe đến trường đón con, cho con ăn uống, tắm rửa, bản thân không ăn uống gì, lên giường, ôm con ngủ, trong cơn mê, Hương lảm nhảm: “Ngày mai sẽ ra sao đây, ngày mai, ôi ước gì đừng có ngày mai, Chúa ơi! Người hãy thương con, chỉ cho con một lối đi...”
Cục tiền, cả lẻ lẫn chẵn dễ có đến trên 8 triệu đồng, vẫn nằm nguyên, dưới chân cốc, đặt trên bàn...

Mùa xuân

( Kỷ niệm bài thơ thứ 500 của tác giả 
 đúng ngày mồng một tết Giáp Ngọ 2014 )

Bức tranh Mùa xuân
Xuân đến rồi dục chồi cựa quậy
cây trở mình thức dậy sau đông
đào phai chen với nắng hồng
mai vàng mở nụ từng bông thầm thì .

Đàn em nhỏ vui khi áo mới
cha mẹ dành tết đợi trao tay
món quà nhận được hôm nay
công lao bố mẹ những ngày lo toan .

Đồng quê khắp xóm làng vào vụ
mùa bội thu đang rủ nhau về
rau màu trải tận chân đê
lúa xanh hẹn én bay về đưa thoi .

Lộc xuân đã đến với người
cảnh xuân tô thắm đất trời quê hương...

Giao thừa

Pháo đã nổ đì đùng
tung hoa chào năm mới
người người đang chờ đợi
đón lộc xuân vào nhà .

Chén rượu mới rót ra
gửi trao lời chúc tụng
cành đào hoa thêm thắm
bông cúc nở thêm vàng .

Thời khắc đã sang trang
mọi người thêm một tuổi
đón chào mùa xuân mới
phúc lộc đầy cả năm...

lăng mộ đá toyota thanh hóa