Nghĩ về chữ ngốc...


Nghĩ về chữ " NGỐC" của Chu Long qua bài thơ " Nỗi buồn phu kéo xe mo"

Theo tôi 2 dòng suy nghĩ chảy vào tâm hồn và trào lên tâm bút của Chu Long .
Ấy là: Những trò chơi dân gian đang dần khuất lấp trong vòng xoáy của các trò chơi công nghệ điện tử.
nếu không khơi dậy tất cả chỉ còn đọng lại như một ký ức ngọt ngào của tuổi ấu thơ. Những khoảng không gian êm đềm thơ mộng được bên nhau lớn lên và vô tư trong sáng sực nức mùi hương dân dã lâu dần sẽ thành chuyện cổ tích.
Nữa là: Những hoài niệm xa xăm một thuở của chính cuộc đời mình để làm nơi chốn như một thánh đường cư ngụ và cứu rỗi, những mảnh vỡ tâm hồn đang hóa vụn dần trôi theo tuổi tác, Và nơi ấy mặc sức vẩn vơ nhớ, vẩn vơ buồn. vẩn vơ bay lên cái sự rung động ngồ ngộ đã qua đi như một quy luật. Đó là dụng ý để làm nên " nỗi buồn phu kéo xe mo " .Một bài thơ đã được đông đảo bạn đọc yêu mến .
Thật ra không hoàn toàn là thế CL đã khéo léo giấu đi một ẩn tình thơ trẻ của tuổi thần tiên, lôi kéo người đọc phải mài cọ thi phẩm của mình. Một kiểu đánh đố rất nhân văn và ý nhị, được tác giả đưa ra khêu gợi sở thích khám phá của những người yêu thơ. Tuy nhiên "nỗi buồn phu kéo xe mo " đã bọc không kín ẩn tình ấy . Người ta không quá khó để nhận ra một tình yêu đơn phương dai dẳng trong đời của tác giả mà tiêu điểm chính là sự ngộ nhận bởi một chữ " ngốc" .
Trong dân gian ngốc ngếch, ngu đần là sự đồng dạng toàn phần của ngữ nghĩa mà không bất kỳ một ai muốn bản thân được đánh giá bằng những ngữ nghĩa ấy. Nhưng khi để chữ " ngốc" đứng độc tôn như một thuộc tính của văn học,  thì thật sự trở nên đáng yêu vô cùng. Đã có hình ảnh chàng ngốc , chú ngốc, anh ngốc... luôn có một kết thúc viên mãn và có hậu.
Đối với thơ ca chữ " ngốc " đặc biệt có vị trí vô cùng trang trọng nó làm tăng lên giá trị thẩm mĩ của thơ qua sự biểu cảm của nhiều thi sĩ :
" Anh trở thành chàng thi sĩ ngốc
lạc vào em chẳng tìm được đường về..."
                                        ( Văn Liêm)
hay như Cafuchikian:
 " sao mà anh ngốc thế
Chẳng nhìn vào mắt em ..." Trở lại với chữ " ngốc " trong trái tim trong trẻo khi đã ngộ nhận :
" Anh này mới ngốc làm sao
Em không nói nữa chỗ nào tùy anh"
như là một tình ý gởi trao của người con gái ấy với tác giả. Sắc hồng đã nhiễm vào rung động ban sơ trong từng nhịp thở, đã dệt nên một tình yêu đơn chiếc.
năm tháng qua đi một nửa ấy đã mất:
" Em giờ bên phía kia sông
Trong vòng tay ấm của chồng cùng con ."
 và một nửa của đơn phương nhầm ngỡ vẫn cứ đeo đẳng vẹn nguyên như không hề vụn vỡ.
" Cỏ cây lối cũ héo mòn
Xe mo - phu kéo -nỗi buồn riêng tôi ."
Rõ ràng chữ ngốc đã đạt đến chức năng điều khiển ngôn ngữ tư duy của toàn bài thơ. mặc dù chữ " ngốc" chỉ xuất hiện một lần nhưng âm hưởng và vị trí của nó là trung tâm làm nên một chuyện tình thật trong trẻo lãng mạn.
Và cho mãi đến nay khi thời gian cuộc đời đã nhuốm sắc màu hoàng hôn CL vẫn không mất đi sự "ngốc" của mình mà mãi đeo đẳng một mối tình đơn chiếc. Không biết trên ngàn vạn những kiếp đời đang bước về chiều có được một lần ngốc mãi không thôi./.

NỖI BUỒN PHU KÉO XE MO
Trò chơi thuở nhỏ cùng nhau
Anh phu xe kéo mo cau ngồi chờ .
Đợi cô gái nhỏ ngây thơ
Nhìn em tôi thấy ngẩn ngơ ngỡ ngàng .
Giật mình tỉnh giấc mơ màng
Giọng em êm ái dịu dàng gọi xe .
Phu xe anh chở tôi nghe
Dạ ! Thưa cô chủ lên xe xin mời .
Về nơi nào hỡi cô ơi
Xin cô hãy nói để tôi biết đường .
Đi về bến đợi yêu thương
Đông Nam Tây Bắc -Thưa phương hướng nào ?
Anh này mới ngốc làm sao
Em không nói nữa chỗ nào tùy anh .
Xe mo lúc chậm lúc nhanh
Mang trái tim nhỏ chạy quanh xóm nghèo .
Tuổi thơ thuở ấy trong veo
Nay đâu còn nữa đã theo mây hồng .
Em giờ bên phía kia sông
Trong vòng tay ấm của chồng cùng con .
Cỏ cây lối cũ héo mòn
Xe mo - phu kéo -nỗi buồn riêng tôi .
Lê Hiểu - TH

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

lăng mộ đá toyota thanh hóa